Bệnh viêm khớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại s1 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 26 - 29)

* Nguyên nhân

Viêm khớp là bệnh hay xảy ra trên đàn lợn. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi khuẩn (Streptococcus suis, E.coli,

Staphylococcus…) và Mycoplasma.

Ngoài ra còn có các yếu tố gây què ở lợn như mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp.

* Triệu chứng

Viêm khớp được chia làm 2 dạng viêm khớp ở lợn: Viêm khớp do thiếu canxi, photpho và viêm khớp do vi khuẩn.

Triệu chứng thường thấy do thiếu canxi, photpho là lợn đi lại khó khăn. Còn viêm khớp do vi khuẩn là: Lợn bị sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Ngoài những biểu hiện trên lợn còn có biểu hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què, có những u sưng ở khớp, lợn có thể bị mù, điếc.

Bệnh viêm khớp làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn dẫn đến gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Bệnh viêm khớp do vi khuẩn trên đàn vật nuôi thì thường là do vi khuẩn S.suis gây ra.

Bệnh viêm khớp do vi khuẩn Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mạn tính ở mọi lứa tuổi. Ở lợn con bệnh thường xảy ra từ 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của viêm rốn kết hợp với hội chứng yếu khớp. Amidan là nơi khu trú của S.suis ở gia súc khỏe, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như: tình trạng stress, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường làm giảm sức đề kháng gia súc… Lúc này dễ dàng phát bệnh. Dịch tiết ra từ âm hộ, dịch đường hô hấp và sữa lợn mẹ sẽ mang mầm bệnh. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn con bằng đường rốn, vết thương ngoài da.

Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Triệu chứng bệnh biểu hiện ở 3 thể: Thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mạn tính.

Thể quá cấp tính: Gây chết lợn nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn có triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não tủy nhiều và có màu đục.

Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, lông da sởn lên suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và chân sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năng đi lại.

Thể mạn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mạn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu, tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mạn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy được trong sự phát triển của các khúc xương.

Phòng bệnh cho lợn: Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch. Trong chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như: Thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, tăng sức đề kháng cho lợn, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, bằng các loại hoá chất (phenol, iốt, hypocrit, axit phenic 3 - 5%, formol 5%); tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn.

Khi có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm: Cách ly lợn ốm để điều trị, lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát trùng hoặc tiêu huỷ, chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát trùng, để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. Đối với vùng có lợn bệnh cần theo dõi, phát hiện sớm lợn bệnh, cách ly và điều trị kịp thời cho đến khi khỏi hẳn bệnh mới cho nhập đàn. Cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn tập trung khi có dịch bệnh ở lợn xảy ra.

Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam đã chế tạo được vắc xin Salsco đa giá, vô hoạt, bổ trợ keo phèn, bao gồm các chủng vi khuẩn đường ruột là: Salmonella, E.coli và Streptococcus,

tiêm cho lợn con 21 ngày tuổi để phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con. Tỷ lệ bảo hộ đạt 70 - 80%, vắc xin dùng rộng rãi trong cơ sở chăn nuôi. Khương Bích Ngọc (1996) [16], qua nghiên cứu bệnh cầu khuẩn ở lợn đã chế tạo vắc xin cầu khuẩn có bổ trợ keo phèn tiêm phòng cho lợn nái, đạt bảo hộ cao. Phòng bệnh bằng kháng sinh cũng đem lại hiệu quả. Trịnh Phú Ngọc (2001) [17], cho biết vi khuẩn S.suis rất mẫn cảm với các loại kháng sinh, nhưng cũng rất dễ kháng kháng sinh trong 23 quá trình phòng bệnh và điều trị. Vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Khi dùng bằng cách cho ăn hoặc cho uống cần chú ý: hiệu lực, đường đi của thuốc. Vi khuẩn có xu hướng kháng với các loại thuốc tetracycline và sulfonamide.

* Điều trị

Việc lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh do S.suis và các vi khuẩn khác tương tự gây ra phải dựa trên một số tiêu chí như khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng S.suis và các vi khuẩn đó phân lập được, dạng nhiễm trùng, serotype của vi khuẩn, đường đưa thuốc.

Khả năng mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh là khác nhau. Trước hết là điều trị hỗ trợ với các biện pháp hồi sức tích cực, nhiễm liên cầu lợn là bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh vẫn là thuốc điều trị đặc hiệu, trong đó penicillin là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh này, có thể khỏi bệnh hoàn toàn và tránh được tử vong. Tuy nhiên, tình trạng kháng penicillin của vi khuẩn cũng đã được ghi nhận. Trong trường hợp vi khuẩn đã kháng penicillin, các kháng sinh khác thuộc nhóm beta lactamin được điều trị thay thế cho lợn bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại s1 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)