nuôi tại trại
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do chăm sóc nuôi dưỡng kém dẫn đến sức đề kháng của lợn con suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập. Bệnh lây lan do tiếp xúc trực tiếp qua hơi thở hay kế phát do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm hay kế phát từ bệnh ký sinh trùng. Vi khuẩn tác động chủ yếu trên bộ máy hô hấp gây viêm phổi.
Để xác định hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại, các cán bộ công nhân và sinh viên thực tập đã tiến hành chẩn đoán, theo dõi và áp dụng phác đồ điều trị cho lợn bị bệnh đường hô hấp.
* Biểu hiện: Lợn thở thể bụng, thở nhanh, tiếng ho dài, ho nhiều. Lợn giảm hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nhiều dịch mũi v.v…
- Hanflor LA liều 1ml/15kgTT. - Dynamutilin liều 1,5ml/20kgTT.
Tiêm bắp: 1 lần/ngày, điều trị trong 3 ngày.
Kết hợp sử dụng thuốc bổ B-Complex liều 1ml/20kgTT
Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng theo dõi (tháng) Số con mắc bệnh (con) Phác đồ áp dụng Thời gian điều trị Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 8/2020 65 - hanflor LA (liều 1ml/15 kg TT/lần/ngày) - dynamutilin: (liều1 - 1,5ml/ 20kgTT/lần/ ngày) - B-Complex (liều 1ml/20 kgTT) 63 96,92 9/2020 96 93 96,87 10/2020 182 169 92,85 11/2020 173 164 94,79 Tổng 516 489 94,76
Kết quả bảng 4.8. Cho thấy, trong 5 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt mà em được phân công theo dõi và chăm sóc. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật tại trại, em đã phát hiện được 516 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị là thuốc hanflor LA với liều lượng 1ml/15 kgTT/lần/ngày, hoặc dynamutilin với liều 1,5ml/20kgTT/lần/ ngày, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao đạt 94,76%.
4.3.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở lợn. Lợn bị tiêu chảy có thể là do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay một số nguyên nhân khác như môi trường, khí hậu thay đổi đột ngột, việc chăm sóc và nuôi dưỡng chưa đảm bảo vệ sinh.
Tiêu chảy thường gặp ở lợn con là tiêu chảy phân lỏng vàng hoặc trắng đục, mông và hậu môn bẩn, bết phân. Lợn sút cân nhanh, mắt lờ đờ đi xiêu vẹo, sau 5 - 7 ngày tỉ lệ chết trên 50%. Vi khuẩn E.coli ký sinh trong đường ruột là nguyên nhân gây bệnh trực tiếp, bệnh có khả năng lây lan lớn và tỷ lệ chết cao nếu không chữa trị kịp thời và đúng phác đồ. Biện pháp ưu tiên hàng đầu là giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo chuồng nuôi, tránh gió lùa. Đối với những cá thể bị tiêu chảy nặng thì đưa xuống ô cách ly và chăm sóc đặc biệt.
* Biểu hiện: Lợn ỉa ra phân lỏng màu vàng, màu nâu, màu đen. Phân dính ở hậu môn, đuôi và chân. Xung quanh hậu môn đỏ, lợn gầy hóp bụng bỏ ăn, nằm ủ rũ.
* Điều trị: Dùng thuốc sau để điều trị: - Vetrimoxin LA liều 1ml/10kgTT.
Tiêm bắp: 1 lần/ngày, điều trị trong 3 ngày.
Kết hợp sử dụng thuốc bổ B-Complex liều 1ml/20kgTT
Kết quả của quá trình điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại
Tháng theo dõi (tháng) Số con mắc bệnh (con) Phác đồ áp dụng Thời gian điều tri (ngày) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 8 58 - vetrimoxin LA (với liều 1ml/10kg TT/ lần/ngày, tiêm bắp) - B-Complex (liều 1ml/20kgTT) 3 56 96,55 9 87 83 95,40 10 159 153 96,22 11 127 119 93,70 Tổng 431 411 95,35
Kết quả bảng 4.9. Cho thấy, trong 5 tháng thực tập em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt mà em được phân công theo dõi và chăm sóc. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật(cán bộ kỹ thuật) tại trại, em đã phát hiện được 431 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng 1 phác đồ điều trị: vetrimoxin - LA với liều dung 1ml/10kgTT/ngày, tiêm bắp, tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 95,35%.
4.3.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại
* Biểu hiện: Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm sưng lạnh hoặc sưng nóng đỏ đau.
Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại
Tháng theo dõi Số con mắc bệnh (con) Phác đồ điều trị Thời gian điều trị (ngày) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) 8 0 pendistrep LA (với liều 1ml/33kgTT/lần/ngày) 3-5 0 0 9 0 0 0 10 6 6 100 11 14 13 92,86 Tổng 20 19 95
Kết quả bảng 4.10. Cho thấy, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật tại trại, em đã phát hiện được 20 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị: pendistrep LA với liều lượng 1ml/33kgTT/lần/ngày, tiêm bắp, tỷ lệ lợn khỏi bệnh đạt 95%.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 5 tháng thực tập tại trại, em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ sư trong chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt. Những công việc em đã được học và thực hiện như sau:
- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn của trang trại là phù hợp, lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt.
- Công tác vệ sinh chuồng trại trước, trong và sau khi nhập lợn luôn được tuân thủ, đảm bảo theo đúng quy trình.
- Công tác phòng bệnh được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy trình của công ty, qua đó đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh.
- Lịch vắc xin tại trại được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng quy định. - Quy trình làm vắc xin phù hợp, 100% lợn sau làm vắc xin không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc.
- Đã chẩn đoán, phát hiện được 516 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị hanflor LA hoặc dynamutilin. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao 94,76%.
- Đã chẩn đoán, phát hiện được 431 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng phác đồ điều trị vetrimoxin LA. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao 95,35%.
- Đã chuẩn đoán, phát hiện 20 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng pháp đồ điều trị pendistrep LA. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao 95%.
- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.
- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU VÀ THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trong bệnh viêm màng phổi
lợn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật, tập XVI số 2, Hội thú y Việt Nam. 2.Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội
chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số (3), tr.65
3.Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con,
các phác đồ điều trị”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
4.Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn
E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện
pháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
5.Nghiêm Thị Anh Đào (2008), “Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli gây
hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội”, Luận
văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp.
6.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7.Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suis và Pasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số (7), tr.71 - 76.
8.Trần Đức Hạnh (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3
9.Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình, Lưu Quỳng Hương (2004), Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và Cl. perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn
con giai đoạn theo mẹ, chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh, Viện Thú Y 35 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2004), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 393 - 405.
10.Nguyễn Bá Hiên (2001), “Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.
11.Đặng Văn Kỳ (2007), Bệnh liên cầu khuẩn và biện pháp phòng trị, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148-156.
12.Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, số 2, tr.30.
13.Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang, Bạch Quốc Thắng (2006), 17 bệnh mới của lợn, Nxb Lao Động - Xã hội, tr. 5 - 64.
14.Phạm Sỹ Lăng (2007), Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148-156.
15.Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, Tập IV số 1, tr.15 - 22.
16.Khương Bích Ngọc (1996), “Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi tập chung và một số biện pháp phòng trị”, Luận án phó tiến sĩ khoa học
17.Trịnh Phú Ngọc (2001), “Xác định một số đặc tính sinh vật và các yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số tỉnh
phía Bắc”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
18.Trịnh Hồng Sơn (2014), “khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi.
19.Nguyễn Văn Thiện (2008), Thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20.Nguyễn Đức Thủy (2015), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới hai tháng tuổi ở huyện Đầm Hà và Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh, biện pháp phòng trị”, Luận văn Thạc sĩ thú y, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 21.Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi
khuẩn Clostridium perfringers trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 22.Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli
và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau
cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa
học và phát triển, tập 11, số 3, tr. 318 - 327.
23.Nguyễn Văn Tuyên, Dương Văn Quảng (2016), “Vai trò của Escherichia
Coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng con
trước và sau cai sữa theo mô hình nuôi bán hoang dã”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII, số 7, tr. 54.
24.Trần Thu Trang (2013), Đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (Porcin Epidemic
Diarrhoea - PED) và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại ở miền bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Thú y, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
2. Tài liệu nước ngoài
25.Akita E. M., Nakai S., (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols”, vet. 160(1993), p. 207 - 214.
26.Anton A.C Jacobs, Peter L.W. Loeffen, Anton J.G.van den Gerg, and Paul K.storm (1994) “Identification, furification, and characterizaytion of a thiol-activated hemolysin (suilysin) of Infection and Immunity”, pp. 1742-1748.
27.Clifton Hadley F. A.; Alexanderand Enright M. R., (1986), “A Diaglosis of Streptococcus suis infection”, Inproc. Am. Assoc. swine Pract., p. 473 - 491.
28.Glawisschning E. Bacher H., (1992), The Efficacy of Costat on E.coliinfected weaning pigs, 12th IPVS congress, August 17 - 22, p. 182. 29.Higgins R. Gottschalk M. (2002), “Streptococcal diseases, Diseases of
swine”, pp. 563-573. Streptococcus suis, J Clin Microbiol, No. 17, pp. 993-996.
30.Kataoka Y. Yamashita T., Sunaga S., Imada Y., Ishikawa H., Kishima M.; and Nakazawa M. (1996). “An enzymelinked immunosorbent assay (ELISA) for the detection of anitibody against Streptococcus suis type 2 in infected pigs”, J Vet Med Sci, No. 58, pp. 369-372. 31.Kielstein P. (1966), “On the occurrencer of toxi producing Pasteurella
multocida strains atrophic rhinitis and in pneumoniae of swine and cattle”, Vet. Med., p. 418 - 424.
32.Rosenbach Standford, S.E; Higgins, S (1984): Streptococaldisesae, 7th edition 1992. Edited by Leman A.P. et al Iowa state University press Ames.
33.Smith H. W, Halls S. (1967), “Observations by the ligated segment andoral inoculation methods on Escherichia coli infections in pigs, calves, lambs and rabbits”, Journal of Pathology and Bacteriology, 93, p. 499 - 529.
34.Sokol A, Mikula I., Sova C. (1981), “Neonatal coli - infecie laboratoriana diagnostina a prevencia UOLV”, Kosice.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Ảnh 1: Dọn vệ sinh chuồng trại Ảnh 2: Quét mạng nhện
Ảnh 5: Thuốc điều trị viêm khớp Ảnh 6: Thuốc điều trị hội chứng tiêu chảy
Ảnh 7: Thuốc bổ Ảnh 8: Thuốc điều trị bệnh