Dữ liệu đầu vào bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, hai phần này luôn liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một cơ sở dữ liệu địa lý.
3.3.2.1. Dữ liệu không gian
Dữ liệu không gian được lưu trữ dưới dạng bản đồ địa chính số. Ngoài các chức năng có thể được sử dụng như các bản đồ giấy thông thường, bản đồ số còn
giúp cho người sử dụng tìm kiếm các thông tin theo yêu cầu một cách nhanh chóng.
Trong nghiên cứu này, dữ liệu không gian được sử dụng là bản đồđịa chính của
phường Đông Lương.
Bản đồđịa chính phường Đông Lương được Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và
môi trường Quảng Trị đo vẽ vào năm 2001 và được Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất Quảng Trị đo đạc, chỉnh lý lại vào năm 2011, lưu trữ trên phần mềm
Microstation với định dạng là *.dgn.
Phường Đông Lương có tổng số 67 tờ bản đồ địa chính nhưng đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên tờ bản đồ số 27 với 311 thửa đất.
Nội dụng bản đồ địa chính tờ số 27 chứa yếu tố thửa đất, trong đó ranh giới sử
dụng đất được biểu thị bằng đường viền khép kín thông qua hệ thống ký hiệu biểu thị
các yếu tố nội dung của bản đồ. Trong phạm vi ranh giới sử dụng đất biểu thị ba yếu tố
là số thửa đất, diện tích, loại đất chi tiết.
Bên cạnh đó, trên bản đồ còn thể hiện yếu tố nhân tạo, yếu tố tự nhiên có trên
đất, tài sản gắn liền với đất. Bao gồm: công trình dân dụng (nhà ở, nhà xưởng…); hệ
thống giao thông (đường sắt, đường giao thông nội bộ trong khu dân cư, chỉ giới
đường, lề đường…); hệ thống thủy văn (sông và mương). Ngoài ra, trên bản đồ còn
thể hiện ghi chú thuyết minh: địa danh, diện tích, số thửa đất, loại đất và các thông tin
Hình 3.3. Bản đồ địa chính phường Đông Lương tỷ lệ 1:1000
(trích tờ bản đồ số 27).
3.3.2.2. Dữ liệu thuộc tính
Bên cạnh dữ liệu không gian, cơ sở dữ liệu của GIS không thể thiếu dữ liệu thuộc tính. Trong đề tài này sử dụng các dữ liệu thuộc tính bao gồm thông tin chi tiết
về từng thửa đất, nhà ở, giá đất, các công trình xây dựng khác, giao thông, thông tin
môi trường.
Trong đó thông tin về thửa đất, nhà ở, giá đất, các công trình xây dựng khác, giao
thông được thu thập bằng cách phỏng vấn các hộ dân, cán bộđịa chính, những người có
chuyên môn với 296 phiếu điều tra và xác định dựa trên bản đồđịa chính.
Các thông tin trong mẫu phiếu được thu thập theo các tuyến đường chính, các
tuyến đường trong từng khu dân cư và tiến hành điều tra theo từng yếu tốnhư sau:
- Về thửa đất: Xác định rõ chủ sử dụng, địa chỉ, diện tích, số thửa, hình thù thửa
đất, bề rộng mặt tiền kèm theo các thông tin về nguồn gốc, mục đích sử dụng, hình
thức, thời hạn sử dụng, tình trạng pháp lý, năm chuyển nhượng, giá chuyển nhượng và
các thông tin biến động. Bên cạnh đó còn xác định rõ vị trí thửa đất là mặt tiền đường phố
hay trong ngõ (kiệt) kèm theo các thông số về số mặt tiền, khoảng cách từ thửa đất đến đường chính (nếu ở trong ngõ hẻm).
- Về nhà và các công trình xây dựng khác: Xác định chủ sở hữu, hướng nhà,
năm xây dựng, loại, cấp nhà, diện tích xây dựng, diện tích sàn, thời hạn sở hữu, năm
mua (cho thuê), giá mua (cho thuê), có phù hợp với quy hoạch hay không, tình hình an
ninh, môi trường cũng như xác định các thông số về chiều dài, chiều rộng và đặc biệt là chiều cao, số tầng.
- Vềgiao thông: Xác định tên đầy đủ của đường giao thông chạy qua địa bàn
phường trong tờ bản đồ số 27, kết cấu mặt đường, bề rộng mặt đường, chiều dài, loại đường.
- Vềgiá đất: Xác định giá đất Nhà nước ban hành theo từng loại đường, vị trị cụ
thể (giai đoạn 2015-2019).
- Về cây xanh: Đề tài tiến hành xác định các loại cây xanh tại các tuyến đường
chính trên tờ bản đồđịa chính số 27. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tiến
hành xác định tọa độ của các cây xanh bằng cách sử dụng máy định vị GPS sau đó
dùng phần mềm GPS Utility 4.2 để trút số liệu vào Microstation (phần mềm lưu trữ
bản đồ). Đề tài tiến hành xác định thông tin của 356 cây xanh trên địa bàn nghiên cứu.