Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá đất ở đô thị bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 42)

- Cách tính giá trị khi định giá Những căn cứ khi định giá:

d. Định giá đất theo phương pháp so sánh dữ liệu thị trường

1.1.3. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý

Thông tin địa lý: là những thông tin về các thực thể tồn tại ở một vị trí xác định trên bề mặt trái đất vào một thời điểm cụ thể. Dữ liệu thông tin địa lý bao gồm dữ liệu thuộc tính, dữ liệu không gian và dữ liệu thời gian.[11]

Hệ thống thông tin địa lý: là một hệ thống thông tin chuyên biệt được sử dụng để thao tác, tổng kết, truy vấn, hiệu chỉnh và hiển thị các thông tin về các đối tượng không gian được lưu trữ trên máy tính.[31]

a. Định nghĩa về GIS

Xuất phát từ ứng dụng: GIS là một hộp công cụ mạnh được dùng để lưu trữ và truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc biệt (Burrough, 1986).

Xuất phát từ các chức năng: Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng, GIS là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý.

Xuất phát từ quan điểm hệ thống thông tin: GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với dữ liệu có tham chiếu tọa độ địa lý. Nói cách khác, GIS là hệ thống gồm hệ cơ sở dữ liệu với những dữ liệu có tham chiếu không gian và một tập hợp những thuật toán để làm việc trên dữ liệu đó (Star and Estes, 1990).

Từ những định nghĩa trên, chúng ta thấy được một hệ GIS có các chức năng cơ bản như sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu, lưu trữ, quản lý và phục hồi dữ liệu, hỏi đáp, xử lý, phân tích dữ liệu, truy xuất dữ liệu dưới dạng đồ họa hay các văn bản, bảng biểu…

Hệ GIS khác với các hệ đồ họa máy tính đơn thuần ở chỗ: các hệ đồ họa máy tính không có các công cụ để làm việc với các dữ liệu phi đồ họa (dữ liệu thuộc tính gắn liền với các đối tượng nghiên cứu).[11]

b. Quy trình công nghệ của hệ thống GIS và các thành phần của một hệ GIS * Quy trình công nghệ của một hệ thống GIS

Hình 1.1. Mô hình công nghệ GIS [4].

Số liệu vào: Số liệu được nhập từ các nguồn khác nhau như chuyển đổi, số hoá, quét, viễn thám, ảnh, hệ thống định vị toàn cầu GPS (global position system) và toán điện tử (total station).

Quản lý số liệu: Sau khi số liệu được thu thập, tổng hợp, GIS cần cung cấp các thiết bị có thể lưu và bảo trì dữ liệu. Việc quản lý dữ liệu có hiệu quả phải đảm bảo: Bảo mật số liệu, tích hợp số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì số liệu.

- Xử lý số liệu: Các thao tác xử lý số liệu được thực hiện để tạo ra thông tin. Nó giúp cho người sử dụng quyết định cần làm gì tiếp theo: xử lý số liệu, tạo ảnh, báo cáo, bản đồ.

- Phân tích và mô hình hoá: Số liệu tổng hợp và chuyển đổi là một phần của GIS, những yêu cầu tiếp theo là khả năng giải mã và phân tích về mặt định tính thông tin đã thu thập. Khả năng phân tích thông tin không gian để có được sự nhận thức có khả năng sử dụng những quan hệ đã biết để mô hình hoá đặc tính địa lý đầu ra của một tập hợp các điều kiện.

- Số liệu ra: Thông tin có thể được biểu thị khi nó được xử lý bằng GIS, các phương pháp truyền thống là bảng và đồ thị có thể cung cấp bằng các bản đồ và ảnh ba chiều. Thông tin có thể quan sát trên màn hình máy tính, được vẽ ra như các giấy, nhận được như một ảnh địa hình, hoặc tạo ra file dữ liệu. Liên hệ trực quan là một trong những phương diện của công nghệ GIS được tăng cường bởi sự biến đổi ngược lại của các điều kiện đầu ra [24].

Hình 1.2. Các thành phần của GIS [24] 1.1.3.2. Cơ sở dữ liệu của GIS

Có 2 dạng cơ sở dữ liệu được sử dụng trong kỹ thuật GIS

a. Cơ sở dữ liệu không gian (Spatial database)

Cơ sở dữ liệu không gian là loại dữ liệu mô tả tính chất địa lý của các đối tượng trên bề mặt trái đất hay trong lòng đất như: Kích thước, vị trí, hình dạng, diện tích của đối tượng…hay một không gian nhất định.

Dữ liệu không gian bao gồm: dạng Vectơ, Raster và TIN. Chủ yếu sử dụng ở 2 dạng chính là Vectơ và Raster.

+ Dữ liệu Vectơ trình bày ở 3 dạng: Dạng điểm (point), dạng đường (line) và dạng vùng (polygon) có liên quan đến số liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.

+ Dữ liệu Raster trình bày lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị thuộc tính [1].

Ví dụ: ảnh vệ tinh và bản đồ được quét (scanned map).

Cơ sở dữ liệu thuộc tính là cơ sở dữ liệu được trình bày dưới dạng các ký tự hoặc số, hoặc ký hiệu để mô tả, phản ánh các tính chất thuộc tính mà không nhất thiết phải mang nặng về tính địa lý [1].

Ví dụ: Các thông tin về địa điểm, người sở hữu.

c. Quan hệ giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

Đây là một ưu điểm nổi trội khác của công nghệ GIS mà các phần mềm đồ hoạ khác không có đó là sự liên kết chặt chẽ giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Các đối tượng trên bản đồ luôn có các thông tin thuộc tính đi kèm chúng không thể tách rời nhau được.

Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được liên kết xử lý đồng thời thông qua các chỉ số ID ( yếu tố để nhận dạng ra các đối tượng) được lưu giữ và quản lý chung cho các loại bản ghi nói trên. Các thông tin thuộc tính mang thông tin chứa đựng bên trong của các đối tượng bản đồ, bạn có thể truy cập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua hai loại dữ liệu này [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá đất ở đô thị bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)