ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG LỘC THỌ 1 Điều kiện tự nhiên của phường Lộc Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá đất ở đô thị bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 57)

- ArcMap có chức năng Project onthefly cho phép thay đổi một cách nhanh chóng hệ quy chiếu của các Layer Ví dụ như ta có một bản đồ trong hệ tọa độ VN

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG LỘC THỌ 1 Điều kiện tự nhiên của phường Lộc Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của phường Lộc Thọ

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lộc Thọ là một phường thuộc thành phố Nha Trang, là phường trung tâm của thành phố. Ranh giới của phường được xác định cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp các phường Vạn Thạnh. - Phía Nam giáp phường Vĩnh Nguyên. - Phía Đông giáp phường Xương Huân.

- Phía Tây giáp các phường Phương Sài, Phước Tiến và Tân Lập.

Có tổng diện tích tự nhiên khoảng 137 ha. Bao gồm 3.260 hộ, 13.948 nhân khẩu, mật độ dân số 4.317 người/ km2

.

Trên địa bàn có các tuyến giao thông chính như: đường Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Quang Trung, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Hoa Thám... Vị trí đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế và là đầu mối giao thương giữa các quận, huyện khác trong thành phố và các vùng lân cận.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Phường Lộc Thọ Là một phường có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất thịt và đất cát pha. Do khu vực nằm ở trung tâm thành phố nên có kết cấu hạ tầng tương đối ổn định, không bị chia cắt, thuận lợi cho xây dựng nhà ở, các công trình công cộng phục vụ dân sinh và khai thác sản xuất kinh doanh dịch vụ.

3.1.1.3. Khí hậu

* Đặc điểm khí hậu

Lộc Thọ thuộc tiểu vùng khí hậu II.2.2 của tỉnh Khánh Hòa (tiểu vùng khí hậu Diên Khánh – Nha Trang). Đậy là tiểu vùng khí hậu có chế độ thời tiết ôn hòa nhất trong vùng khí hậu đồng bằng và ven biển tỉnh Khánh Hòa. Lộc Thọ chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng khí hậu Đại dương.

Những đặc trưng chủ yếu về khí hậu là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250 C - 260 C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000 C), mưa phân mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão, có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C:

+ Nhiệt độ cao tuyệt đối năm: 37,40 C.

+ Nhiệt độ tối thấp vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (15,8o C). + Tổng nhiệt độ năm khoảng 9.600 - 9.7000C và ít biển đổi.

- Nắng: tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.570 giờ, trung bình một tháng có 214 giờ nắng. Về mùa khô, số giờ nắng cao hơn mùa mưa, trung bình từ 220 – 280 giờ, mỗi ngày trung bình có từ 7 – 9 giờ nắng. Vào mùa mưa, hàng tháng trung bình có từ 150 – 210 giờ nắng, mỗi ngày có trung bình 5 – 7 giờ nắng.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %.

- Lượng bốc hơi trung bình năm ở 1.431 mm/ năm.

- Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 – 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11. * Xu thế biến đổi khí hậu

- Xu thế và chu kỳ mưa năm: Theo tài liệu Khí hậu & Thủy văn tỉnh Khánh Hòa, qua số liệu phân tích biến động mưa hàng năm cho thấy khoảng 13-15 năm lại xuất hiện 3-4 năm mưa lớn và 3-4 năm mưa nhỏ, chênh lệch năm mưa lớn nhất và mưa nhỏ nhất là 1.874mm (gấp 3,8 lần).

- Xu thế biến đổi nhiệt độ không khí: Theo số liệu thống kê cho thấy nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng (0,2oC trong 30 năm) và có xu hướng tăng mạnh trong hai thập niên gần đây. Nhiệt độ trung bình tối thấp cũng có dấu hiệu tăng mạnh hơn nhiệt độ trung bình (0,7oC trong 30 năm).

Số liệu thống kê cũng cho thấy, cứ 10-11 năm lại xuất hiện một số năm nóng, vài năm lạnh và 1-2 năm trung bình, trong đó những năm nóng chiếm đa số với 47%.

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chu kỳ nhiều năm chủ yếu do hoạt động của mặt trời, nhưng cũng có thể phụ thuộc vào những biến động có tính chất hành tinh. Đối với khí hậu nhiệt đới, điều quan trọng nhất là sự biến đổi của gió và dòng hải lưu làm biến đổi nhiệt độ nước biển ở vùng giữa và Tây Thái Bình Dương tạo ra chu kỳ nhiễu động Nam (ENSO).

* Khả năng biến đổi khí hậu

- Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ cứ tăng như trong những thập kỷ qua thì trong 10 năm tới thì nhiệt độ trung bình tăng lên khoảng 0,1oC và nhiệt độ trung bình tối thấp tăng lên khoảng 0,2-0,3oC, nhiệt độ trung bình tối cao giảm xuống khoảng 0,2-0,3o

C trong thời kỳ gió mùa mùa Đông.

Từ đó có thể suy luận rằng biên độ nhiệt độ năm giảm xuống khoảng 0,2o C trong 10 năm, tương ứng 0,5oC cho biên độ ngày đêm. Ban đêm nhiệt độ có xu hướng tăng lên, ban ngày nhiệt độ có xu hướng giảm đi. Khả năng bốc thoát hơi nước và hạn hạn có chiều hướng gia tăng.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm ít biến động (xấp xỉ 1.300mm), nhưng những trận mưa lớn có nguy cơ gây lũ có dấu hiệu gia tăng trong thời gian tới. Theo dự báo, trong giai đoạn 2011 - 2020, khu vực phường không bị ảnh hưởng nhiều do tác động của mực nước biển dâng.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn phường không có sông, suối chảy qua. * Biển và thuỷ triều

- Thuỷ triều: thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ nhật triều trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m.

- Độ mặn: Biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%. - Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra, chỉnh lý bổ sung phân loại đất tỉnh Khánh Hòa năm 2005 trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000, do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung xây dựng, phường Lộc Thọ 100% tài nguyên đất là đất cát (C)

Tài nguyên đất của phường không còn khả năng sản xuất nông nghiệp, chủ yếu thích hợp cho phát triển dân cư, xây dựng hạ tầng thương mại, dịch vụ và du lịch dọc ven biển.

*Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn phường không có hồ chứa nước và sông, suối chảy qua.

- Nước ngầm: là phường nằm ven biển nên nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, chất lượng kém. Một số năm mực nước ngầm bị xâm nhập mặn, không thể khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân và sử dụng vào các mục đích khác. Vì vậy nguồn nước dùng cho sinh hoạt chủ yếu là nước máy cung cấp từ nhà máy nước tỉnh…

*Tài nguyên biển

Phường có bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có chiều dài trên địa bàn phường khoảng 2,8 km. Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa gắn với nhiều di tích lịch sử-văn hoá ở các phường lân cận... là những điều kiện lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài. Phường đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của tỉnh và thành phố. Hiện nay, dọc theo bờ biển đã xây dựng công viên, phát triển nhiều nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch…

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

- Nhìn chung chất lượng môi trường tự nhiên, cả về môi trường đô thị và môi trường vịnh, biển khu vực phường vẫn nằm trong tình trạng tốt. Các chỉ tiêu hàm lượng bụi CO2, SO2, NO2, Pb... đều thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và các hoạt động đô thị đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường của phường, đặc biệt là môi trường biển.

- Hiện trạng quản lý chất thải rắn: Báo cáo của Công ty Môi trường Đô thị thành phố Nha Trang cho thấy trên những đường phố có thể sử dụng ô tô để thu gom rác tỷ lệ thu gom đạt 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định giá đất ở đô thị bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)