Kết quả thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quá trình đầu tư và cơ chế liên kết hợp tác phát triển tại trang trại nuôi lợn của ông dương công tuấn – xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 60)

3.2.1.Nội dung và kết quả thực tậptại trang trại

3.2.1.1. Tìm hiểu quy trình phòng dịch và thức ăn cho lợn của trang trại

Bảng 3.2: Lịch làm vaccine đối với đàn lợn

Phòng dịch Dịch tả 1 Giả dại Lở mồm long móng Dịch tả 2 Lở mồm long móng Tuần tuổi 5 8 12 12 18 Liều (ml/con) 2 ml 2 ml 2 ml 2 ml 2 ml Lưu ý Tiêm đúng tuần tuổi Tiêm đúng tuần tuổi

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2020)

Bảng 3.3: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sửdụng để phòng bệnh

STT Loại ĐVT Tác dụng

I Vaccine

1 Dịch tả (Coglapest 50dos) Phòng bệnh dịch tả do virrs 2 LMLM (Oleo 50dos) Phòng bệnh dịch tả do virrs 3 Giả dại (Auphyl Plus Ceva 50dos) Phòng bệnh dịch tả do virrs

4 PRRS Phòng bệnh dịch tả do virrs

II Thuốc thú y

1 Tylosin 20% Điều trị heo viêm phổi, ho……….

2 Anazin 20% Hạ sốt, giảm đau trong quá trình heo bệnh

3 Hitamox LA Điều trị heo viêm khớp,viêm rốn……

4 Vetrimoxin lọ Ho, co giật, viêm rốn, viêm khớp 5 Dipen step LA lọ Đặc trị tụ huyết trùng, viêm phổi 6 KC Amin lọ Hạ sốt, hồi sức, tiêu viêm

7 Canxi B12 lọ Đặc trị bại liệt, còi cọc, thiếu máu 8 Paracetamol lọ Điều trị triệu chứng sốt

9 Điện giải AC gói Thuốc bổ chống sốc và giải độc

10 Vitol lọ Phòng và điều trị các chứng thiếu vitamin A, D3, E

11 Entril 5% lọ Đặc trị sưng phù đầu, thương hàn 12 Bromhexin lọ Giảm ho, long đờm, thông khí quản

Bảng 3.4: Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn

Tuần tuổi Nhiệt độ thích hợp

4 320C – 330C 5 310C – 320C 6 300C – 310C 7 290C – 300C 8 – 16 280C – 290C 16 – xuất chuồng 270C – 280C

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2020)

Bảng 3.5: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi

STT Loại cám Độ tuổi và thể trọng cho ăn

1 550sf (40kg/bao) 4-6

2 551f (40kg/bao) 7-10

3 552sf (40kg/bao) 11-14

4 552f (40kg/bao) 15-24- xuất bán

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2020) 3.2.1.2. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại

Khi rửa chuồng trại, nước thải và phân sẽ theo các rãnh thu chảy vào hệ thống ống nhựa PVC phi 220 đưa ra hệ thống bể Biogas xử lý có dung tích 2.500m3. Nước thải xử lý theo nguyên tắc phân hủy yếu khí tạo ra khí CH4 (khí metan) để tạo nhiên liệu cấp cho đun nấu. Nước tràn từ bể xử lý sẽ dẫn rabể trung hòa để trung hòa tính axit và đưa về ao sinh học 450m3 để phân hủy triệt để trước khi ra môi trường. Cụ thể quy trình xử lý chất thải được mô tả tại hình 3.3 như sau:

Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020) 3.2.1.3. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trang trại

* Quy trình chăn nuôi gia công

Hình 3.4 Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại

Công ty CP Việt Nam cung cấp, hỗ trợ: - Giống - Thức ăn - Thuốc thú y - Kỹ thuật

Trang trại Dương Công Tuấn:

- Chăn nuôi lợn thịt gia công

- Xây dựng trang trại và đầu tư trang thiết bị - Tự chủ về chi phí Thị trường chế biến và tiêu thụ: - Thị trường chế biến và tiêu thụ trong nước - Thị trường xuất khẩu…..

Qua hình 3.4 cho thấy: Trong quy trình chăn nuôi gia công, Công ty CP Việt Nam sẽ cung cấp, hỗ trợ toàn bộ giống lợn chất lượng cao, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và cử kỹ sư của Công ty về trang trại đảm nhiệm, phụ trách khâu kỹ thuật tại trang trại. Trang trại Dương Công Tuấn khi tham gia vào chăn nuôi gia công cần phải có diện tích phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cũng như của Công ty.

Vì trang trại Dương Công Tuấn là trang trại chăn nuôi gia công, ký hợp đồng với Công ty CP Việt Nam nên toàn bộ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chữa bệnh đều được Công ty cung cấp. Lợn con giống được nhập trực tiếp giống tốt từ Công ty CP Việt Nam, sẽ được chuyển vào chuồng nuôi của trang trại Dương Công Tuấn. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất chuồng thì toàn bộ nguồn cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty, kỹ thuật chăm sóc tuân thủ đúng kỹ thuật và có kỹ sư của Công ty luôn theo dõi trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn và chất lượng lợn của trang trại luôn được đảm bảo.

3.2.1.4. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại

Sơ đồ chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công của trang trại:

Hình 3.5 Chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại Dương Công Tuấn

(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020)

Qua hình 3.5 cho thấy chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công khá phức tạp, nhìn vào hình có thể thấy có sự tham gia của các nhân tố như:

+ Công ty CP Việt Nam: Là nhân tố chính, có vai trò cung cấp con giống, thức ăn thuốc thú y, kỹ sư cho trang trại.

+ Trang trại Dương Công Tuấn: Là trang trại chăn nuôi gia công có vai trò sản xuất lợn thịt cung cấp cho thị trường.

+ Cơ sở giết mổ: Là nhân tố có vai trò thu mua lợn về giết mổ rồi bán cho các hộ bán lẻ.

+ Cơ sở chế biến: Là nhân tố góp phần gia tăng thêm giá trị cho chuỗi, các sản phẩm chủ yếu là xúc xích, dăm bông, đồ hộp, giò, chả…

Công ty CP Việt Nam

Công ty CP Việt Nam Trang trại Dương

Công Tuấn

Cơ sở giết mổ Cơ sở chế biến

+ Hộ bán lẻ, siêu thị, cửa hàng: Là tác nhân có vai trò phân phối các sản phẩm trực tiếp cho thị trường tiêu thụ.

+ Thị trường tiêu thụ: Là tác nhân có vai trò tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mà các tác nhân khác trong chuỗi sản xuất ra.

Sự liên kết giữa các tác nhân này đã tạo nên các kênh tiêu thụ cho trang trại cũng như Công ty CP Việt Nam.Từ sơ đồ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công, Xác định được các kênh tiêu thụ chính của trang trại Dương Công Tuấn. Do trang trại ký hợp đồng chăn nuôi gia công với Công ty nên toàn bộ lợn thịt sau khi xuất chuồng sẽ được Công ty CP Việt Nam vận chuyển toàn bộ đi tiêu thụ.

3.2.1.5. Tìm hiểu chi phí xây dựng cơ bản, chi phí trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

Để hợp đồng chăn nuôi lợn với Công ty CP Việt Nam và tiến hành tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra hiệu quả kinh tế thì trang trại phải đảm bảo có chuồng trại với quy mô hợp lý, đầy đủ trang thiết bị, máy móc thích hợp, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo hệ thống chuồng trại khép kín hạn chế các mầm bệnh lây lan.

* Chi phí xây dựng cơ bản đầu của trang trại

Với phương thức chăn nuôi hiện đại hệ thống các công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cần được đầu tư sao cho tương xứng với quy mô và điều kiện cho phép của gia đình nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo quy định của Công ty về xây dựng chuồng trại, khai thác có hiệu quả tối đa các công trình phụ trợ trang trại cần là một thể thống nhất để cho công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đi vào hoạt động một cách có hiệu quả. Dưới đây là số liệu tổng hợp về tình hình đầu tư xây dựng của trang trại.

Bảng 3.1: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại STT Khoản mục ĐVT Quy Giá thành (1000đ) Thành tiền (1000đ) Cơ cấu (%) 1 Chi phí san lấp mặt bằng m2 29.286 27 790.222 8,68 2 Xây dựng chuồng nuôi m2 4.500 1.420 6.400.000 70,36

3 Xây dựng nhà điều hành, nhà ở công nhân m 2 120 2.650 318.000 3,5 4 Xây dựng kho cám, nhà sát trùng m 2 175 590 103.250 1,1 5 Xây dựng bể nước m3 500 55 26.000 0,28 6 Xây dựng bể lắng cát m2 800 500 400.000 4,39 7 Hệ thống Biogas bọc bạt m3 2.500 120 300.000 3,29 8 Ao sinh học m2 800 250 200.000 2,2

9 Đường giao thông nội bộ m2 1.400 225 315.000 3,46

10 Cổng, tường rào bao

quanh m

2 2.500 130 32.500 0,35

11 Giếng khoan cái 3 70.000 210.000 2,3

Tổng 9.094.972 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát năm 2020)

Qua bảng 3.7 ta thấy tổng chi phí mà trang trại bỏ ra để đầu tư xây dựng là 9.094.972 nghìn đồng. Trong đó chi phí xây dựng chuồng nuôi là 6,4tỷ đồng chiếm 70,36% còn các tài sản khác chiếm 29,64%.

Các công trình xây dựng cơ bản trên tính thời gian khấu hao là 20 năm theo cách tính phân bổ đều các năm (khấu hao theo đường thẳng). Mỗi năm trang trại khấu hao cơ bản là 454.748.600 đồng.

Bảng 3.2: Chi phí đầu tư trang thiết bị, máy móc của trang trại STT Khoản mục ĐVT Số lượng Giá thành (1000đ) Thành tiền (1000đ) Cơ cấu (%)

1 Quạt thông gió cái 36 7.000 252.000 39,3 2 Núm uống tự động cái 528 28 14.784 2,3

3 Máng ăn cái 96 700 67.200 10,5

4 Máy phun khử

trùng cái 03 3.200 9.600 1,5

5 Hệ thống giàn mát tấm 24 3.600 86.400 13,5 6 Máy bơm giàn mát cái 06 1.700 10.200 1,6

7 Xe đẩy cám cái 06 1.800 10.800 1,7

8 Cầu cân điện tử cái 01 22.000 22.000 3,4

9 Máy vi tính bộ 02 9.000 18.000 2,8

10 Máy phát điện trạm 01 150.000 150.000 23,4

Tổng 640.984 100,0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát năm 2020)

Qua bảng số liệu thu thập được ở trên cho ta biết tổng số trang thiết bị, máy móc có trong trang trại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tổng số tiền mà trang trại bỏ ra mua là 640.984.000 đồng. Thời gian tính khấu hao trang thiết bị, máy móc là 10 năm. Tổng số tiền khấu hao trang thiết bị, máy móc tính cho mỗi năm là 64.098.400 đồng/năm

3.2.1.6. Tìm hiểu nguồn vốn của trang trại

Vốn là một yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất nói chung và sản xuất trong các trang trại nói riêng. Đặc biệt trong mô hình tổ chức sản xuất trang trại thì đòi hỏi vốn là phải rất lớn.

Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của trang trại Dương Công Tuấn điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8 Tình hình nguồn vốn của trang trại Dương công Tuấn

Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu(%)

Tổng số vốn của trang trại 12.000.000 100

Vốn của chủ sở hữu 8.000.000 66,7

Vốn vay 4.000.000 33,3

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2020)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vốn tự có của trang trại là 8 tỷ đồng chiếm 66,7% tổng số vốn đầu tư.Vốn vay ngân hàng là 4 tỷ đồng chiếm 33,3% tổng số vốn đầu tư (lãi xuất 0.8%) với thời hạn vay là 60 tháng. Nguồn vốn của trang trại chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và mua trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất của trang trại. Lãi suất phải trả đối với 4 tỷ tiền vay hàng năm là 320.000.000 đồng

3.2.1.7. Chi phí biến đổi hàng năm của trang trại (Chi phí trung gian – IC)

Khi tham gia chăn nuôi gia công cho Công ty CP Việt Nam, trang trại không phải mất chi phí về con giống, vaccine và thuốc thú y, tất cả đều được Công ty cấp. Trang trại chỉ phải chi trả các chi phí như: chi phí thuê nhân công, quản lý, chi phí tiền điện, chi phí khấu hao tài sản và lãi vay ngân hàng.

Bảng 3.9 Chi phí biến đổi hàng năm của trang trại

STT Loại chi phí Chi phí biến đổi (1000đ) Cơ cấu (%)

1 Chi phí nhân công 360.000 39,9

2 Chi phí quản lý 96.000 10,6

3 Chi phí tiền điện 340.000 37,7

4 Chi phí khác 106.000 11,8

Tổng 902.000 100,0

Qua bảng 3.9 cho ta thấy tổng chi phí biến đổi trang trại bỏ ra 1 năm là 902.000.000 đồng. Trong đó, tiền lương trả cho quản lý 8 triệu/người/tháng gồm (1 quản lý), tiền lương trả cho công nhân là 5 triệu/người/tháng gồm 6 người, tiền điện trung bình là 28 triệu đồng/tháng. Chi phí khác bao gồm: tiền thuê máy xúc ao sinh học, tiền vệ sinh môi trường là 106.000.000 đ/năm.

3.2.1.8. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại

Một năm trang trại ông Tuấn nuôi được 2 lứa lợn. Để tính doanh thu còn gọi là giá trị sản xuất (GO), khóa luận lấy 2 lứa lợn gần đây nhất để tính. Cụ thể như sau:

- Lứa nuôi 2 năm 2019: Số lợn nuôi là 3000 con, trọng lượng bình quân 125kg/con.

Giá công ty trả là 3.500đồng/kg.

Tổng doanh thu của lứa này là: 1.312.500.000 đồng.

- Lứa nuôi 1 năm 2020: Số lợn nuôi 3600 con, trọng lượng bình quân 115kg/con.

Giá công ty trả là 3.900đồng/kg.

Tổng doanh thu của lứa này là: 1.614.600.000 đồng.

Tổng doanh thu qua 02 lưa nuôi gần nhất của trang trại ông Tuấn là: 2.912.710.000 đồng.

Đây được coi chính là giá trị sản xuất (GO) của trang trại trong 1 năm. Chi phí biến đổi trong năm (hay còn gọi chi phí trung gian – IC) của trang trại là: 902.000.000 đồng

Tổng chi phí khấu hao TSCĐ = 518.847.000 đồng/năm

Lãi suất phải trả đối với 4 tỷ tiền vay hàng năm là 320.000.000 đồng/năm Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như sau:

Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của trang trại

STT Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) I Giá trị sản xuất (GO) 2.912.710 100,00 II Chi phí trung gian (IC) 902.000 30,8

Tiền lương công nhân 360.000 -

Tiền lương quản lý 96.000 -

Điện 340.000 -

Chi phí khác 106.000 -

III Giá trị gia tăng (VA) 2.025.100 46,8 IV Trả lãi vay ngân hàng 320.000 10,9 V Chi phí khấu hao TSCĐ 518.847 17,7 VI Lãi ròng (Pr) 1.186.253 40,5 VII Một số chỉ tiêu HQKT

- GO/IC 3,25 -

- VA/IC 2,25 -

- Pr/IC 1,32

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2019)

Qua bảng 3.10 cho thấy khi liên kết chăn nuôi gia công với Công ty CP thì thu nhập của trang trại là khá cao. Tổng giá trị sản xuất GO một năm của trang trại là 2.912.710.000 đồng. Sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí thì lợi nhuận mà trại thu được là 1.186.253.000 đồng.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:

+ GO/IC = 3,25lần: Có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được 3,25đồng giá trị sản xuất.

+ VA/IC = 2,25lần: Có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được giá trị gia tăng là 2,25đồng.

+ Pr/IC = 1,32lần: Có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được lợi nhuận ròng là 1,32đồng.

Như vậy có thể khẳng định được lợi nhuận của trang trại chăn nuôi gia công của ông Tuấn là khá cao. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cũng cho thấy, trang trại có hiệu quả kinh tế rất tốt, cao hơn gấp hàng chục lần lợi nhuận do trồng trọt và chăn nuôi thông thường mang lại.

- Hiệu quả về mặt xã hội

Trang trại đã giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, vì phần lớn ở nông thôn đều có lao động nhàn rỗi ngoài mùa vụ chính. Tuy nhiên phần lớn lao động đều chưa qua đào tạo, nhưng lại có kinh nghiệm trong sản xuất nên vẫn có cơ hội làm việc, góp phần thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn. Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, thị trường phát triển mạnh, có tác động mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn góp phần giữ vững an ninh thực phẩm cho xã Cát Nê nói chung và nước Việt Nam nói riêng. Giữ vững nền nông nghiệp sinh thái bền vững, thúc đẩy chương trình chăn nuôi lợn hướng nạc và xuất khẩu của xã Cát Nê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu quá trình đầu tư và cơ chế liên kết hợp tác phát triển tại trang trại nuôi lợn của ông dương công tuấn – xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)