3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiễn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân.
3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hằng ngày * Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức dõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công tác như:
Bảng 3.1: Lịch làm việc trong tuần
Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo bảo hộ, đi ủng rồi mới vào chuồng
Lịch làm việc buổi sáng Lịch làm việc buổi chiều
6h30p Khử trùng đi đẩy cám đổ cám vào thung chở cám vào chuồng tra cám cho lợn ăn
13h30p Vào chuồng lật máng cho lợn ăn, cào phân, kiểm tra xem có con biểu hiện bất thường về sức khỏe không để còn có biện pháp kịp thời Nhanh tay cào phân và hót phân cho
vào bao tải chuyển xuống cuối chuồng kiêm tra quạt
Tắm cho lợn
Thử lợn, ép lợn Sang bầu I thử ép lợn
Xịt rửa máng ăn, xịt gầm 17h Phối tinh cho những con đã lên giống trước đó
Phun xát trùng Phun sát trùng
Kéo cám về chuồng Chở phân ra khu xử lý chất thải Tra cám 16h lấy tinh lợn chuẩn bị tinh để phối
giống
Chở phân ra khu xử lý chất thải Gấp bao và quét dọn đầu chuồng Bật giàn mát và điều chỉnh quạt
thông gió cho phù hợp với thời tiết trong ngày hôm đấy trong chuông ngày hôm đấy
Tắt giàn mát, tắt điện, chỉnh quạt
Kết thúc buổi làm việc Chở bao cám ra kho
3.4.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai
Nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi thì cám đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đàn lợn, đòi hỏi người chăn nuôi đặc biệt quan tâm và chủ động trong khâu cám. Trong quá trình thực tập tại trại lợn Nguyễn Văn Khanh, xã Tiền Tiễn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân ở trại luôn đảm bảo đầy đủ cám về tiêu chuẩn cũng như khẩu phần cám cho lợn nái chửa, lợn nái nuôi con và lợn con sau cai sữa để cho chúng phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Cám đang được sử dụng để chăn nuôi tại trại là cám hỗn hợp hoàn chỉnh có đầy đủ và cân đối dinh dưỡng là cám của Công ty cổ phần chăn nuôi CP sản xuất, bao gồm các loại cám được sư dụng cho lợn nái mang bầu là:
- Cám HI-GRO 567S.
- Cám HI-GRO 566.
Với những loại cám nêu trên đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại lợn và từng giai đoạn phát triển của chúng.
Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn hỗn hợp HI-GRO 566 và HI-GRO 567S với khẩu phần ăn chia theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:
Từ ngày phối giống đến 21 ngày mang thai cho ăn cám HI-GRO 567S, đối với nái hậu bị ăn 1,6 - 1,8 kg/con/ngày, còn với nái dạ ăn 2,0 - 2,2 kg/con/ngày.
Từ ngày 22 đến 98 ngày mang thai cho ăn cám HI-GRO 566, đối với nái hậu bị ăn từ 2,0 - 2,2 kg/con/ngày, còn nái dạ ăn 2,2 - 2,4 kg/con/ngày.
Từ 99- đến 114 ngày mang thai cho ăn cám HI-GRO 567S, đối với nái hậu bị ăn từ 2,2 - 2,4 kg/con/ngày và nái dạ cho ăn từ 2,5 - 2,8.3 kg/con/ngày.
Chuồng trại
Chuồng trại được xây dựng khép kín ngăn cách với môi trường bên ngoài, chuồng có hệ thống giàn mát, quạt thông gió, đèn chiếu sáng, trong
mỗi một ô chuồng có 1 máng ăn, cứ 2 ô chuồng gần nhau lại có một mún uống tự động,…
Toàn bộ chuồng được xây dựng theo hướng Đông - Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, nền chuồng và đường đi được bê tông hóa đảm bảo sạch sẽ.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại thực hiện một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa ở chuồng nái chửa kỳ II. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa kỳ II được bắt đầu từ khi lợn nái chửa được 5 tuần cho đến khi trước ngày đẻ dự kiến 1 tuần. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thực hiện như sau:
- Buổi sáng 6h30 khử trùng đi đẩy cám lên chuồng và tra cám cho lợn ăn lật máng cào phân hót phân mang xuống cuối chuồng, xịt rửa máng ăn, đi đẩy cám lên và tra cám chuẩn bị cám cho bữa chiều 11h30p kiểm tra quạt và dàn mát điều chỉnh phù hợp với nhiệt độ trong ngày tắt điện chiếu sáng ,đóng cửa và nghỉ ngơi, nếu không phải trực trưa.
- Buổi chiều sau giờ nghỉ chưa 13h30p chúng tôi vào chuồng lợn lật máng cho lợn ăn, cào phân hót phân, tắm lợn, thử lợn xem đã lên giống chưa, phun sát trùng, lấy tinh lợn, phối giống lợn (thụ tinh nhân tạo cho lợn )thu gom phân chở ra ngoài khu vực xử lý chất thải, quét dọn chuồng,kiểm tra chuồng và quạt tắt điên đóng cửa, chở bao ra kho để, và những ngày cám về thì chúng tôi bốc cám xuống kho những ngày thường thì kết thúc công việc thì nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc.
Công tác vệ sinh chuồng nái
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh
trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:
Bảng 3.2: Lịch sát trùng chuồng trại của trại
Thứ Thứ 2 Thứ3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ bảy Chủ nhật Công việc Quét, rắc vôi đường đi quanh trại Phun sát trùng 1 lần/ngày Xả vôi sút gầm Phun ghẻ Phun sát trùng 1 ngày / lân Vệ sinh tổng chuồng giàn mát... Phun sát trùng 1 ngày/lần
(Nguồn: chủ trại Mr. Khanh - Thanh Hà - Hải Dương)
Do nhận thức được điều này, trong suốt thời gian thực tập tôi đã thực hiện được tốt quy trình phun khử trùng và vệ sinh đối với chuồng nái như sau: - Phun sát khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc VirkonTMS pha 100 g/10l nước. Phun ướt đều bề mặt chuồng.
- Dùng vôi bột rắc và quét lối đi lại trong chuồng và lối vào chuồng. - Dùng 1 bao vôi, cho vào thùng hòa với nước ngoắng đều để xút gầm. - Tổng vệ sinh chuồng: quét mạng nhện, quét đầu chuồng, cuối chuồng, thu gom bao cám về kho,…
Quy trình phun khử trùng và vệ sinh chuồng trại được thực hiện rất tốt đảm bảo có thể phòng tránh được dịch bệnh và ô nhiễm một cách hiệu quả nhất.
Công tác phòng bệnh bằng vắc xin
Định kỳ hàng năm vào tháng 3, 7, 11 tiêm phòng bệnh tai xanh; tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh giả dại begonia cho tổng đàn, tháng 1, 6 tiêm bắp 2 ml/con tẩy ký sinh trùng.
Bảng 3.3: Công tác phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Vaccine - thuốc Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn nái hậu bị
27 tuần tuổi Khô thai Parvo virus Tiêm bắp 2
27 tuần tuổi Giả dại Aujeszky’s
disease Tiêm bắp 2
28 tuần tuổi Dịch tả Swine fever Tiêm bắp 2
29 tuần tuổi LMLM Food And
Mouth Disease Tiêm bắp 2
30 tuần tuổi Tai xanh
Porcine Reproductive And Respiratory
Syndrome
Tiêm bắp 2
31 tuần tuổi Khô thai Parvo virus Tiêm bắp 2
31 tuần tuổi Giả dại Aujeszky’s
disease Tiêm bắp 2
Lợn nái mang thai
10 tuần chửa Dịch tả Swine fever Tiêm bắp 2
12 tuần chửa LMLM aftopor Tiêm bắp 2
14 tuần chửa E. coli neocolipor Tiêm bắp 2
(Nguồn: Kỹ thuật trại Hoàng Văn Cương cung cấp và được trực tiếp tham gia)
Bảng trên thể hiện, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn của trại hằng năm đạt được 100%. Như vậy, việc tiêm phòng bằng vắc xin thường xuyên được tiến hành trong trại để phòng một số bệnh. Đồng thời việc tiêm phòng vắc xin cũng là biện pháp bắt buộc trong ngành chăn nuôi thú y, nhất là chăn nuôi trang trại với quy mô lớn tạo điều kiện ổn định số lợn trang trại.
Các công tác khác
Phát hiện lợn nái động dục
- Khi cho lợn nái đi qua các ô chuồng nhốt lợn đực thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh, tai vểnh lên và đứng ì lại biểu hiện phê.
- Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đi lại cắn phá, ta quan sát được vào khoản 10 - 11 giờ trưa.
- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
- Bước 1: trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ).
- Bước 2: chuẩn bị dụng cụ: que thụ tinh (que phối), kéo, phanh, bông, gel bôi trơn. Nước muỗi sinh lý.
- Bước 3: chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100 ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.
- Bước 4: vệ sinh lợn nái, vệ sinh cơ quan sinh dục cái bên ngoài bằng nước và lau khô bằng khăn, lau sạch bên trong vệ sinh theo cách truyền thống dùng bông và nước muối sinh lý phanh để vệ sinh với thao tác nhẹ nhàng đưa vào âm đạo lơn và ngoáy theo vòng xoãn ốc từ trong ta ngoài.
- Bước 5: dẫn tinh bằng các khâu sau:
+ Bôi trơn que phối dẫn tinh bằng gel bôi trơn.
+ Đưa que thụ tinh vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược theo chiều kim đồng hồ khi kịch thì rút ra 2 cm, cắt đầu tuýp đựng tinh lắp vào đầu que thụ tinh cho tinh chảy vào, khi hết tinh dịch tháo tuýp đựng tinh ra và đóng nắp que dẫn tinh vào và để lưu lại trong 5 phút.
+ Rút nhẹ que dẫn tinh xoay theo chiều kim đông hồ và vỗ mạnh vào mông lợn nái một cách đột ngột để lợn đóng tử cung lại.
- Bước 6: sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát, kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những con lợn nái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = số lợn mắc bệnh x 100 số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi:
Tỷ lệ khỏi (%) = số con khỏi bệnh
x 100
số con điều trị
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm excel 2010.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Nguyễn Văn Khanh
Qua điều tra trao đổi số liệu sổ sách theo dõi của trại mà chủ trại cung cấp thì cơ cấu đàn lợn nái của trại 3 năm gần đây tính đến tháng 12 năm 2020 được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Nguyễn Văn Khanh 3 năm gần đây
STT Loại lợn Năm 2018 Năm 2019 Tháng 12
năm 2020 1 Lợn đực giống 5 5 5 2 Lợn hậu bị 0 0 20 3 Lợn nái sinh sản 180 189 200 4 Lợn thịt 1896 1900 2338 Tổng 2081 2094 2563
Qua bảng 4.1 cho thấy: Cơ cấu đàn lợn tại trại đến tháng 12/2020 2563 con trong đó có 5 lợn đực giống, 20 lợn hậu bị, 200 nái sinh sản và 2338 lợn thịt. Nhìn chung từ năm 2018 đến năm 2019 số lợn nuôi tại trại tương đối ổn định.
Năm 2020 thì trại đã nhập thêm lợn nai hậu bị với số lượng 20 con, do trại có xu hướng mở rộng và thay mới lại lợn nái sinh sản kém. Lợn nái sinh sản và lợn con cũng tăng qua các năm, điều đó cho thấy quy mô chăn nuôi của trại được mở rộng, trại đã nhập thêm lợn giống, tỷ lệ lợn sinh sản tăng nên số lượng lợn con cũng tăng dần.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại
Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trang trại chăn nuôi nào. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã được quản lý trại phân công trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại. Chúng tôi đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, cám nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt,... Và sau đây là kết quả tôi đã thực hiện được:
Bảng 4.2: Kết quả số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng
tại trang trại lợn Nguyễn Văn Khanh, Thanh Hà, Hải Dương
Tháng
Loại lợn Lợn nái mang thai
(con) Lợn đực giống (con) 8/2020 36 5 9/2020 32 5 10/2020 44 5 11/2020 55 5 12/2020 28 5 Tổng 195 5
Kết quả bảng 4.2 cho thấy, số lợn nái chửa, số lợn nái đẻ, nuôi con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là 195 con. Số lợn đực giống 5 con do trại có 5 con đực giống nên từ đầu đến cuối đều là 5 con lợn giống đó.
Bảng 4.3: Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn
STT Công việc Số lượng
(số lần)
Số lượng làm được (số lần)
Tỷ lệ (%)
1 Cho lợn ăn hàng ngày 300 300 100
Như vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy cần phải cho lợn nái giai đoạn mang thai ăn đúng bữa đúng giờ và đủ lượng cám dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái mang thai cho ăn 2 lần trong 1 ngày buổi sáng 7h30 cho ăn, buổi chiều 13h30 cho ăn tùy vào thể trạng con lợn mà cho ăn lượng cám phù hợp
Việc tắm chải cho lợn nái mang thai cũng vô cùng quan trọng và được thực hiện thường xuyên với những ngày nắng nóng và ấm áp hạn chế hoặc không tắm và mùa đông lạnh giá và trong 6 tháng thực tập tôi đã thực hiện được 90 lần (đạt tỷ lệ 100%).
Từ những công việc được làm ở trên tôi đã học hỏi được rất nhiều kỹ năng như:
- Cách điều chỉnh khẩu phần cám cho phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của từng con lợn nái giai đoạn mang thai, nắm bắt được thể trạng sức khỏe của từng con ở trong chuồng nuôi để có những biện pháp chăm sóc đặc biệt.
- Học được kỹ năng tắm chải cho lợn nái, nắm bắt được từng vùng tiểu khí hậu trong chuống nuôi để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái tại trại
4.3.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố, vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất,