Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại agribank chi nhánh huyện võ nhai, thái nguyên (Trang 93 - 96)

- Nguyên nhân

3.3.2. Các yếu tố khách quan

a. Các nhân tố về phía doanh nghiệp - Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính yếu kém và thiếu vốn luôn luôn là vấn đề nan giải cho DNNVV. Kết quả thống kê từ Agribank chi nhánh huyện Võ Nhaivà kết quả

khảo sát cho thấy trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn vay ngân hàng chiếm gần 50%, trong khi đó vốn tự có của doanh nghiệp chiếm khoản 1/3, còn lại là từ các nguồn vốn khác. Năng lực tài chính yếu kém, vốn tự có thấp và luôn trong tình trạng thiếu vốn và dựa quá nhiều vào các nguồn vốn ngoài vốn tự có làm cho doanh nghiệp hoạt động không ổn định, không mở

xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không đảm bảo được các hệ sốđảm bảo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng. Đây là vòng luẩn quẫn của doanh nghiệp.

- Uy tín của doanh nghiệp

Đa phần DNNVV đều chưa có được thương hiệu và uy tín, cho nên cũng không e ngại phải mất uy tín và mất thương hiệu, cùng với sự dễ dãi và thiếu

đồng bộ của cơ quan chức năng trong việc thành lập và giải thể doanh nghiệp, nên vô tình do ho àn cảnh hoặc cố ý làm ăn kiểu chụp giựt, thay đổi doanh nghiệp, thay đổi ngành nghề kinh doanh liên tục khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đây là một bất lợi cho DNNVV khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

- Kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

Hơn 80% DNNVV không qua kiểm toán và không xác nhận báo cáo tài chính của cơ quan chức năng nên độ tin cậy về tình hình tài chính doanh nghiệp thấp, bên cạnh đó đa phần các doanh nghiệp sử dụng 03 hệ thống báo cáo tài chính khác nhau 01 báo cáo tài chính dùng cho cơ quan thuế với tình hình tài chính thấp, hiệu quả kinh doanh kém để né thuế, và 01 báo các tài chính được lập để vay vốn ngân hàng với tình hình tài chính tốt, hiệu quả kinh doanh cao, và 01 hệ thống báo cáo tài chính dành riêng cho chủ doanh nghiệp, điều này gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng trong việc xác định tính trung thực và chính xác của báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, thói quen lưu trữ hồ sơ về các giao dịch tài chính chưa được hình thành ở nhiều DNNVV, điều này đặc biệt phổ biến ở c ác nước nơi mà kế

toán, hoặc thậm chí việc ghi sổ thuần túy, được coi như là một nhiệm vụ không cần thiết và tốn kém, tầm quan trọng của nó hầu như không được đánh giá đúng mức. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng trong công tác phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp.

b. Nhân tố thuộc môi trường kinh tế

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của cả NHTM và DNNVV, đặc biệt từ năm 2018 - 2019, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sức tiêu thụ của thị trường giảm sút, hàng tồn kho ứ đọng, doanh nghiệp có xu hướng chủđộng thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng… dẫn đến nhu cầu vốn tín dụng của DNNVV, cùng với việc chất lượng tín dụng của ngân hàng sụt giảm do tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, nợ tín dụng khó thu hồi đã làm cho ngân hàng e dè và thận trong hơn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, từđó ảnh hưởng đến sự suy giảm về quy mô tín dụng ngân hàng.

- Môi trường pháp lý

Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện cho DNNVV phát triển, thể hiện qua việc ban hành Nghịđịnh 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV; Quyết định số 1231/QĐ -TTg, ngày 07/09/2012 về phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2012 - 2015 ; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Bên cạnh

đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng của các TCTD theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn và DNNVV; Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại các NHTM, cùng với các quỹ phát triển DNNVV, quỹ bảo lãnh cho DNNVV tại các địa phương, cùng với các chính sách về hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV… Nhìn chung, Chính phủ và NHNN Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ

trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển và tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Môi trường chính trị xã hội của Việt Nam đang ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế yên tâm ổn định và mở rộng quy mô hoạt động, tuy nhiên đất nước đang trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến việc mở

rộng quy mô hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

3.4. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại agribank chi nhánh huyện võ nhai, thái nguyên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)