- Các ca làm việc của nhân viên nên linh động để tất cả đều phải làm các ca khác nhau cũng như giữa các bộ phận với nhau có thể giúp nhau nắm rõ quy trình làm việc của các ca, đồng thời giúp quá trình phục vụ món ăn cho khách hàng không bị chậm hoặc quên món của khách.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa nhân viên phục vụ với bộ phận Bếp cần thường xuyên trao đổi và nắm bắt được khẩu vị, sở thích đa dạng nhóm khách hàng sẽ tham dự tiệc để có kế hoạch xây dựng món ăn chất lượng, đảm bảo hợp vệ sinh.
- Tổ chức chương trình đào tạo, buổi học ngoại khoá về kỹ năng nghiệp vụ tại nhà hàng (tận dụng trang thiết bị) để nâng cao tư duy xử lý tình huống một cách khéo léo của nhân viên.
- Tuyển dụng, chiêu mộ thêm nhân viên để đảm bảo số lượng phục vụ vào những giờ cao điểm.
- Thường xuyên tổ chức, khảo sát đánh giá phản hồi của khách hàng sau khi thưởng thức xong.
- Quản lý và giám sát nhà hàng tổ chức họp giao ban với các nhân viên để xem xét đánh giá chất lượng của khách ở tất cả khâu: quá trình setup chuẩn bị, chào đón; trong quá trình phục vụ khách; mang đồ ăn; thu dọn;… Sau đó, xác định các sai sót cần phải khắc phục trước, chỉ ra các biện pháp khắc phục cụ thể.
Nếu thực hiện tốt và có hiệu quả các biện pháp trên sẽ góp phần vào nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng, ngoài ra chất lượng thực đơn;
chất lượng phục vụ của nhân viên cần được quan tâm đặc biệt, nhằm đáp ứng được mức trông đợi của khách hàng, khắc phục được tồn tại hiện nay tại nhà hàng.