Nhóm quy định bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng liên quan đến các tranh

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 67 - 92)

chấp phát sinh trong hợp đồng giao kết từ xa

2.3.1. Quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng giao kết từ xa

Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 không đưa ra khái niệm tranh chấp trong quan hệ pháp luật do luật này điều chỉnh. Trên cơ sở thực tiễn thì có thể hiểu được rằng tranh chấp trong quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là những bất đồng giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; theo đó, NTD cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Các giao kết từ xa luôn là đối tượng lý tưởng cho việc xâm phạm các quyền này. Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD phải có sự điều chỉnh thích hợp mới có thể bảo vệ NTD tốt hơn khi họ tham gia vào các giao dịch từ xa. Khi có tranh chấp xảy xa, NTD được chọn một trong bốn phương thức giải quyết tranh chấp luật định là (1) thương lượng; (2) hòa giải; (3) tòa án; (4) trọng tài129.

129

Trong mối quan hệ của NTD và cá nhân, tổ chức kinh doanh, các bên liên kết với nhau bằng hợp đồng thương mại và mặc nhiên hiểu rằng các bên lựa chọn áp dụng Luật Thương mại để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Không phải tất cả các giao dịch khi có tranh chấp đều có thể được giải quyết bằng một trong bốn phương thức nêu trên mà trường hợp tranh chấp (trong đó có cả những tranh chấp trong giao dịch từ xa) gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng thì chỉ được giải quyết thông qua một trong hai hình thức là Tòa án hoặc trọng tài130 (trong tố tụng). Có thể tiếp cận các hình thức giải quyết tranh chấp nêu trên bằng các phân tích sau đây:

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp thương lượng. Nhìn chung,

đây là phương thức đơn giản nhất trong số các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Có thể thấy, khi mâu thuẫn mới xuất hiện hoặc tranh chấp nhỏ thì phương thức này được sử dụng trên thực tế và đây là phương pháp giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng. Hai bên trong mối quan hệ tiêu dùng (NTD – cá nhân/ tổ chức kinh doanh) sẽ tự thỏa thuận, giải quyết mâu thuẫn, bồi thường, chịu trách nhiệm với nhau mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò trung gian131. Cụ thể trong mối quan hệ HĐGKTX, NTD và thương nhân có thể sử dụng ngay chính công cụ để giao kết hợp đồng là điện thoại hoặc phương tiện điện tử để thực hiện thương lượng. Thông thường, NTD là bên gửi lời yêu cầu thương lượng khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và cá nhân/ tổ chức kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đó trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc132. Như vậy, từ quy định pháp luật, một khi NTD có yêu cầu thương lượng, thương nhân không được từ chối và có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức thương lượng trong thời gian luật định. Biên bản thương lượng thành phải được lập thành văn bản (hoặc có thỏa thuận khác)133

và hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận đó. Theo tinh thần của khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự thì nội dung dưới dạng thông điệp dữ liệu được xem như là văn bản.

130 Khoản 2 Điều 30 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010.

131 Khoản 1 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

132 Điều 31 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010.

133

Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, hình thức của kết quả thương lượng sẽ bao gồm các hình thức tương tự văn bản như email, thông điệp dữ liệu, tin nhắn … để phù hợp trong nhiều tình huống phát sinh hiện nay, nhất là trong các giao kết từ xa. Bằng phương thức này, các bên chủ động trong việc giải quyết mâu thuẫn, không cần gặp mặt trực tiếp, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, không tốn nhiều thời gian, thủ tục, chi phí cho bên thứ ba. Đồng thời, hai bên giữ được bí mật kinh doanh của nhau, hiểu rõ hơn thói quen thương mại của nhau, mở ra nhiều cơ hội cho việc hợp tác trong tương lai. Phương thức giải quyết tranh chấp này sẽ hiệu quả nếu như hai bên thiện chí, mong muốn giải quyết mâu thuẫn một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng. Chính vì vậy, biện pháp để đảm bảo thực hiện kết quả thương lượng chưa được pháp luật điều chỉnh.

Mặt khác, khoản 2 Điều 30 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 quy định khi tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng thường không cho phép thực hiện việc thương lượng. Quy định này nhằm tránh trường hợp các bên tự thương lượng, vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm mà gây ra thiệt hại cho Nhà nước, cộng đồng và xã hội.

Trong quan niệm “vô phúc đáo tụng đình” của người Việt Nam, đây dường như là phương thức được áp dụng phổ biến nhất nhưng không phải là phương thức có thể bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của NTD vì chưa chặt chẽ trong chế tài thực hiện sau thương lượng. Vấn đề đặt ra là trong tình huống các bên không đạt được thỏa thuận chung hoặc không thiện chí thực hiện kết quả thương lượng thì phương thức nào sẽ được dùng để giải quyết tranh chấp?

Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải ngoài tố tụng. Khi biện

pháp thương lượng không đạt được hiệu quả thì các bên phải nhờ đến sự can thiệp của bên thứ ba để hỗ trợ các bên đi đến sự thống nhất. Trong khuôn khổ luận văn này, hòa giải đang được tiếp cận ở góc độ thỏa thuận của các bên, do các bên chủ động lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn của mình, không phải là một bước bắt buộc trong thủ tục tố tụng. Nếu như thương lượng chỉ giới hạn hai bên trong quan hệ tiêu dùng thì trong hòa giải, bên thứ ba đã xuất hiện và các bên có thể thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hay tổ chức hòa giải mà không có lợi ích từ tranh chấp đó (phải đủ điều kiện về

thành lập tổ chức hòa giải và hòa giải viên theo quy định của Chính phủ)134. Về nguyên tắc, quá trình hòa giải không được tiết lộ ra bên ngoài nên các bên được yêu cầu phải đảm bảo bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác135. Tính bảo mật trong hoà giải bao gồm hai khía cạnh: (i) cơ chế hoà giải phải bảo đảm bí mật thông tin vụ việc với bên thứ ba; (ii) hoà giải viên phải bảo đảm bí mật về quan điểm xử lý tranh chấp của mỗi bên mà không được tiết lộ cho bên còn lại. Trên cơ sở hai khía cạnh này, thông tin mà các bên cung cấp trong quá trình hoà giải không được sử dụng làm chứng cứ tại các thủ tục giải quyết tranh chấp khác136. Theo tác giả, đây là ưu điểm lớn nhất của phương thức hòa giải so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Đặt trong bối cảnh NTD là bên yếu thế hơn trong mối quan hệ tiêu dùng, cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu biết các thông tin mà NTD có được, NTD rất khó để tự bảo vệ quyền lợi của mình và dễ bị uy hiếp khi thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Một điểm khác biệt rõ rệt giữa hòa giải so với thương lượng đó là, dù trong bất kỳ phương thức giao dịch nào (trực tiếp hay gián tiếp), biên bản hòa giải phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các bên137

(bao gồm cả bên tiến hành hòa giải), dù có phải là hòa giải thành hay không. Như vậy có thể thấy, dù cho là HĐGKTX thì việc hòa giải vẫn phải gặp mặt trực tiếp ba bên để tổ chức hòa giải. Biên bản hòa giải vẫn có giá trị thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự sau khi hoàn thành thủ tục công nhận tại Tòa án. Theo đó, các bên phải thực hiện thỏa thuận hòa giải thành trong một thời gian nhất định đã được thống nhất với nhau. Trong trường hợp một bên không thực hiện nội dung trong biên bản hòa giải thành thì bên còn lại có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp138

.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải hiện nay bộc lộ nhiều ưu điểm để trở nên phổ biến và được lựa chọn nhiều hơn so với tố tụng Tòa án. Hòa giải được thực hiện nhanh chóng, linh hoạt, bảo mật và đảm bảo tính thực thi của các bên khá cao

134 Điều 33 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 và khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

135

Khoản 2 Điều 34 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010.

136 Bài viết “Hòa giải đảm bảo tính bí mật của việc như thế nào?”, http://www.vicmc.vn/hoa-giai-bao-dam-tinh- bi-mat-cua-vu-viec-nhu-the-nao.html, truy cập ngày 02/10/2021.

137 Điều 36 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010.

138

(vì được yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành và được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự139). Phương thức này không mang tính phân xử như tố tụng Tòa án nhưng cũng không hoàn toàn mang tính thỏa thuận giữa các bên như thương lượng. Cá nhân, tổ chức tiến hành hòa giải sẽ can thiệp để các thỏa thuận đúng pháp luật, tạo điều kiện để các bên đưa ra quyết định và đảm bảo không bên nào (đặc biệt là NTD) bị bên còn lại chi phối. Tuy nhiên, bất cập của phương thức giải quyết tranh chấp này là chi phí cho bên thứ ba (trung gian hòa giải) khá cao, cũng như việc thực hiện kết quả hòa giải thành (nếu các bên không thực hiện thủ tục công nhận tại Tòa án) cũng do thiện chí của các bên. Nếu không thực hiện thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành trong thời hạn 06 (sáu) tháng thì thủ tục thi hành án dân sự sẽ không thể điều chỉnh được và bên được thực hiện nghĩa vụ cũng không đạt được mục đích. Lúc này bên còn lại sẽ khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo trình tự pháp luật.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài. Tranh chấp giữa NTD và

thương nhân căn bản xuất phát từ hoạt động thương mại nên trọng tài có thẩm quyền giải quyết140. Điều khoản về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp do cá nhân, tổ chức kinh doanh lựa chọn, phải được thông báo trước khi giao kết hợp đồng và nhận được sự chấp thuận từ NTD. Trong trường hợp sử dụng hợp đồng mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, NTD là cá nhân có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác141. Điều khoản này một mặt thừa nhận thỏa thuận lựa chọn trọng tài, một mặt tạo điều kiện cho NTD lựa chọn phương thức bảo vệ khác khi xảy ra tranh chấp, tự bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Vì là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại nên nếu các bên chấp nhận lựa chọn trọng tài để giải quyết thì trình tự, thủ tục được thực hiện theo pháp luật về trọng tài thương mại. Nghĩa vụ chứng minh theo đó cũng thuộc về NTD – bên bị xâm phạm về quyền và lợi ích, nhưng nghĩa vụ này chỉ dừng lại ở việc NTD phải chỉ ra được mình thiệt hại những gì, quyền lợi nào của mình bị xâm phạm ra sao, còn việc thương nhân có lỗi hay không là do trọng tài quyết định.

139 Khoản 7 Điều 27 và khoản 9 Điều 419 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

140 Khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010.

141

Có thể thấy, phán quyết trọng tài khuyến khích các bên tự nguyện thực thi142. Khác với kết quả hòa giải thành là phải đề nghị Tòa án công nhận thì mới được thi hành án theo thủ tục thi hành án dân sự, phán quyết của trọng tài thương mại đương nhiên được thi hành theo quy định của Luật Thi hành án dân sự143

. Trong trường hợp hết thời hạn thực thi mà các bên không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy bỏ thì bên được thi hành án làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phán quyết. Có thể thấy, thủ tục giải quyết bằng trọng tài nhanh chóng, khách quan, thủ tục ngắn gọn hơn nhiều so với tranh tụng tại Tòa án (vì không phải thực hiện theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm) và phán quyết có hiệu lực thực thi ngay lập tức, được nhiều quốc gia thừa nhận (nếu có yếu tố nước ngoài). Chỉ một nhược điểm của phương thức này là chi phí cho bên thứ ba trung gian (trọng tài thương mại) khá cao và được tính theo % giá trị của tranh chấp. Nếu giá trị tranh chấp cao và phán quyết yêu cầu NTD trả khoản phí này thì họ khó có khả năng chi trả.

Thứ tư,giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án. Thẩm quyền của Tòa án sẽ không bao gồm trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án, lúc này Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được144. Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự được thực hiện tương tự trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, tức là NTD sẽ phải chứng minh quyền và lợi ích nào của mình bị xâm phạm, loại trừ nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (bản thân cá nhân, tổ chức kinh doanh sẽ phải tự chứng minh minh mình không có lỗi)145; còn việc cá nhân, tổ chức kinh doanh có lỗi hay không sẽ do Tòa án quyết định. Một ưu đãi mà NTD được hưởng lợi là việc không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí khi khởi kiện vụ án. Điều này là một sự khuyến khích NTD mạnh dạn đưa các vụ án tranh chấp ra Tòa án khi có bất kỳ chứng cứ nào có thể chứng minh quyền lợi của họ bị xâm phạm. Trong các giao dịch từ xa, có thể giá trị tranh chấp nhỏ (ít hơn cả tạm ứng án

142

Điều 65 Luật Trọng tài thương mại 2010.

143 Điểm e khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2014.

144 Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010.

145 Điểm a khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và khoản 1, khoản 2 Điều 42 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010.

phí) nên NTD có tâm lý ngại đưa vụ việc lên Tòa án. Chính việc miễn trừ tạm ứng án phí cho NTD sẽ tạo động lực cho họ tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

Trong vụ án bảo vệ quyền lợi NTD, các tổ chức xã hội đã thể hiện được vai trò của mình ở hai khía cạnh là (1) đại diện NTD khởi kiện hoặc (2) tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng146 và phải thực hiện các thủ tục thông báo theo quy định147. Tuy nhiên, quy định vẫn có những sự khác biệt về quyền lợi giữa hai chủ thể trên, đơn cử như việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, tổ chức xã hội sẽ không được tự mình thực hiện148 (vì không đúng chủ thể). Ngoài ra, đối với khoản tiền bồi thường thiệt hại mà tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng sẽ được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. Theo tác giả, điều này đòi hỏi Tòa phải phân chia các khoản bồi thường một cách cụ thể trong phán quyết chứ tổ chức xã hội không được quyền tự phân chia.

Phán quyết của Tòa án mặc dù có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh Nhà nước, án phí thấp nhưng rất dễ bị lộ bí mật kinh doanh, bản án khó đạt được sự công nhận quốc tế mà phải đưa đến nước khác công nhận và có thể bị kháng cáo, kháng nghị, kéo dài thời gian xét xử.

Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD đều

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng giao kết từ xa (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 67 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)