Bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cho Việt Nam nói chung, Hải Dƣơng nói riêng

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 86 - 90)

7. Kết cấu của luận án

2.5.2. Bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cho Việt Nam nói chung, Hải Dƣơng nói riêng

nói chung, Hải Dƣơng nói riêng

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phƣơng trong nƣớc, có thể rút ra một số bài học mang tính gợi ý có giá trị đối với nghiên cứu nâng cao NLCT điểm đến du lịch của các địa phƣơng nƣớc ta nói chung, du lịch Hải Dƣơng nói riêng.

Một là, nâng cao nhận thức của xã hội đối với phát triển du lịch nói chung, NLCT điểm đến du lịch nói riêng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển

du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm trong phát triển du lịch là tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội, tổ chức hội thảo, toạ đàm về phát triển du lịch, trong đó tập trung vào việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch, nhƣ: đảm bảo môi trƣờng cho phát triển du lịch, chú trọng văn minh trong kinh doanh du lịch, ý thức của ngƣời dân địa phƣơng tại điểm đến du lịch...

Hai là, tập trung xây dựng chiến lược, chính sách, đề án, định hướng quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch nói chung, nâng cao NLCT điểm đến du lịch trên địa bàn nói riêng. Trên cơ sở ƣu thế, phát huy lợi thế so sánh, xác định đúng điểm

mạnh, điểm yếu, tận dụng cơ hội, giảm thiểu rủi ro thách thức để xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch một cách ổn định, lâu dài. Nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch phù hợp, có cơ chế hỗ trợ hiệu quả với đặc thù của địa phƣơng trong thu hút đầu tƣ, bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch… khuyến khích phát triển các mô hình du lịch thân thiện với môi trƣờng nhƣ: du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…, hƣớng đến phát triển du lịch bền vững. Kiên quyết ngừng hoạt động của các điểm đến không quản lý hiệu quả, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng tự nhiên và ảnh hƣởng đến môi trƣờng xã hội. Có

cơ chế cụ thể để tạo nguồn lực từ chính thu nhập du lịch (phí và lệ phí tham quan) để bảo tồn các giá trị tài nguyên và môi trƣờng du lịch. Công tác quy hoạch du lịch cần đƣợc đặc biệt quan tâm và phải đi trƣớc một bƣớc bởi nó định hƣớng cho phát triển du lịch một cách phù hợp.

Ba là, xác định rõ tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù (duy nhất)

mang tính đặc sắc của địa phƣơng để tập trung đầu tƣ tôn tạo, bảo tồn và khai thác có hiệu quả, chú trọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để xây dựng và phát triển SPDL đặc thù, tạo sự khác biệt hấp dẫn khách du lịch. Mặt khác, đa dạng hóa SPDL, quản lý chất lƣợng dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, trƣờng hợp Ninh Bình là một ví dụ. Tăng cƣờng đầu tƣ kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhất là hệ thống giao thông, lƣu trú, các dịch vụ liên quan…

Bốn là, đẩy mạnh hoạt động liên kết du lịch, kết nối hệ thống SPDL, nhất là

SPDL đặc thù giữa các địa phƣơng trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phƣơng trong vùng du lịch và các trung tâm du lịch quốc gia, thậm chí khu vực và quốc tế nhằm phát huy có hiệu quả những giá trị khác biệt của SPDL đặc thù, thu hút du khách. Quảng Ninh là một ví dụ điển hình trong liên kết du lịch với các địa phƣơng trong nƣớc, liên kết vùng và ngoài nƣớc, nhất là với các trung tâm du lịch lớn nhƣ Hà Nội… Tăng cƣờng liên kết giữa hoạt động du lịch với các ngành liên quan nhƣ: giao thông, thƣơng mại và văn hóa…

Năm là, nâng cao năng lực quản lý hoạt động du lịch để đảm bảo phát triển

du lịch. Bảo vệ tốt các tài nguyên sẵn có (tự nhiên, văn hóa di sản…), làm phong phú thêm các tài nguyên tạo thêm và hoàn thiện các yếu tố phụ trợ. Tăng cƣờng về thực chất sự phối hợp giữa cơ quan QLNN về du lịch với các ngành liên quan, với các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trƣớc tiên là Hiệp hội du lịch.

Sáu là, xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch điểm đến, tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch, tập trung vào SPDL mang giá trị tài

nguyên du lịch nhân văn nhƣ các lễ hội văn hóa, các trò chơi dân gian du lịch đặc thù, các sản phẩm có giá trị độc đáo cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách, kinh nghiệm phát triển du lịch Thái Lan là một ví dụ theo hƣớng chuyên

nghiệp bằng việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin phù hợp với xu thế phát triển xúc tiến quảng bá số (Digital Marketing).

Bảy là, đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao góp phần quyết định thành công trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch. Kinh nghiệm cho thấy các trung tâm du lịch phát triển tập trung bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, với các hình thức đào tạo phù hợp, chủ động tiếp thu công nghệ du lịch tiên tiến…, nhất là đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, gồm: nhân lực quản lý, quản trị và lao động nghề… trong các đơn vị liên quan đến hoạt động du lịch, nhanh chóng bắt kịp yêu cầu thị trƣờng lao động du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những bài học kinh nghiệm từ thành công nói trên thì bài học chƣa thành công về NLCT điểm đến, cụ thể là chính sách đầu tƣ nâng cấp kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và quản lý điểm đến… cũng cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. Ví dụ, Myanmar chƣa kịp thời nghiên cứu ban hành chính sách đầu tƣ nâng cấp kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển hoạt động du lịch, nhất là chất lƣợng hệ thống giao thông, trong khi các điểm đến du lịch tham quan cách nhau khá xa dẫn đến việc di chuyển mất thời gian - khiến cho du khách cảm thấy không thoải mái khi di chuyển, ảnh hƣởng đến việc nâng cao NLCT điểm đến của Myanmar… Hoặc Thái Lan dù đƣợc đánh giá là một quốc gia thành công trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch nhƣng tình trạng “taxi mafia”, du khách bị “chặt chém” với giá cao gấp nhiều lần so với ở thủ đô Bangkok tại điểm đến Phuket thể hiện sự quản lý yếu kém về hoạt động du lịch, ảnh hƣởng đến hình ảnh của du lịch Thái Lan…

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở hệ thống hoá khái niệm về du lịch, điểm đến du lịch, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, Chƣơng 2 đã xác định khái niệm làm việc của luận án là: “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được

hiểu là điểm đến có khả năng đưa ra các sản phẩm du lịch một cách đa dạng, phong phú, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù nhằm tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh hấp dẫn của một điểm đến du lịch với các điểm đến du lịch khác, góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững”. Đồng thời, khái quát hoá một số

lý thuyết cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cũng nhƣ trình bày các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, bao gồm: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

Kế thừa các công trình nghiên cứu đã có, Chƣơng 2 đã xây dựng đƣợc 6 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch trong bối cảnh mới trên các nội dung: i) Tài nguyên du lịch, ii) Chính sách phát triển du lịch; iii) Sản phẩm, thị trƣờng và thƣơng hiệu du lịch; iv) Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; v) Nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động du lịch; và vi) Môi trƣờng du lịch.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao NLCT điểm đến du lịch của một số quốc gia trên thế giới nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và các địa phƣơng trong nƣớc nhƣ: Quảng Ninh và Ninh Bình, rút ra 07 bài học thành công có thể áp dụng và các bài học chƣa thành công để có thể lƣu ý trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch nƣớc ta nói chung, Hải Dƣơng nói riêng trong bối cảnh mới.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w