Vè soạn thào hợp đồng kình doanh quốc tế

Một phần của tài liệu KLTN-Đặng Anh Đào 2008 (Trang 93 - 100)

Xét dưới giác độ giá trị pháp lý thì hợp đọng xuất nhập khẩu được coi là "luật cao nhất" đối với các bên do vậy sau khi ký kết, hợp đọng sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên liên quan. Khi có tranh chấp phát sinh thì hợp đọng là cơ sờ pháp lý đầu tiên xác định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các bên. Do đó người xuất khấu cần phải rất thận trọng trong việc soạn thảo hợp đọng xuất nhập khấu, nội dung cùa hợp đọng phải đảm bảo đúng đắn, chặt chẽ.

Thận trọng trong việc soạn thào hợp đồng xuất nhập khâu.

Một trong những căn cứ đê luật sư bên nguyên có thê viện vào đó đê kiện nhà sản xuất chính là luận cứ vi phạm cam kết hay bội ước. Luận cứ này được xem xét trên các điều khoản của hợp đông cà trên dạng văn bản hay những lời phát biểu về sản phẩm. TNSP trong trường họp này được xem xét dựa trên quyền lợi, nghĩa vụ của bên bán, bên mua trong mối quan hệ họp đọng. Nếu sản phẩm được sử dụng đúng như chỉ dẫn và trong các điều kiện

như yêu cầu mà không mang lại hiệu quả như mong đợi gây thiệt hại cho người sử dụng thì nhà sàn xuất phải chịu trách nhiệm cho mọi thiệt hại phát sinh1 4 . Do vậy, việc soạn thảo hợp đồng có nội dung đầy đủ và chặt chẽ, kín kẽ cả vê khía cạnh pháp lý và khía cạnh kữ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm hạn chế những tranh chấp về chất lượng sản phẩm.

Đe minh chứng cho giải pháp này em xin trích ra một số điều khoản trong hợp đồng mua bán của hãng Sumimoto để thấy được hãng này đã soạn thảo các họp đồng mua bán mẫu của mình như thế nào nhằm loại trừ khả năng bị kiện cáo liên quan đến TNSP. Trong điều 6 của Sales Contract có quy định vấn đề khiếu nại như sau: mọi khiếu nại của người mua liên quan đèn hợp đồng phải được viết và gửi bằng thư máy bay trong vòng 30 ngày kế từ ngày hàng đến cảng đích và trong vòng 60 ngày đối với các khuyết tật ẩn của hàng hoa và mọi khiếu nại phải có đầy đủ bằng chứng do một cơ quan giám định có thâm quyền cấp. Ngược lại cũng vấn đề khiếu nại thì Purchase Contract của họ quy định: người mua có quyền khiếu nại ( ngoại trừ khuyết tật ân) liên quan đến hàng hoa dưới hình thức văn bản trong thời gian hợp lý kế từ ngày hàng đến cảng đích thông qua bằng chứng giám định không kể là của người mua hoặc khách hàng của người mua. Ngoài ra, hợp đồng mẫu này còn quy định: Người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật ân của hàng hoa tại bất kỳ thời điểm nào sau khi giao nhận hàng bất kể việc giám định và chấp nhận hàng hoa của người mua hoặc của khách hàng của người mua, với điều kiện là văn bán khiếu nại được làm ừong khoảng thời gian hợp lý sau khi phát hiện hàng có khuyết tật1 5 . Việc quy định thời hạn khiếu nại đối với các khuyết tật hàng hoa của hãng trong Sales contract rất rõ ràng, cụ thề trong khi thời gian khiếu nại đối với các Purchase contract thì lại không bị giới hạn. Với các quy định như

1415 15

Điều Ì, Luật TNSP Mữ, bản sựa đồi lần thứ 3 năm 1998.

Theo TS. Tăng Văn Nghĩa, vấn đề bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế, số ra tháng 11/2002, trang

67.

thế này rõ ràng hãng Sumimoto có thể hạn chế được rất nhiều rủi ro liên quan đến TNSP.

Lựa chọn nguôn luật thích hợp áp dụng cho hợp đồng

Khi ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu thường là ít nhất có hai hệ thông pháp luật hiện hành, đó là luật của nước xuất khấu và luật của nước nhập khẩu có thể đem áp dụng. Tuy nhiên do Việt Nam chưa có Luật TNSP nên ở đây ta chỉ đề cập đến luật của nước nhập khẩu và luật của nước thứ ba. Việc lựa chặn nguồn luật nào để áp dụng cho hặp đồng là rất quan trặng vì luật của mỗi quốc gia có thế theo thiên hướng hoặc là bảo vệ người mua, hoặc là bảo vệ người sản xuất. Mặc dù mục đích chung của Luật TNSP là nhăm bảo vệ người tiêu dùng, tăng trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà xuất nhập khẩu trong việc phân phối sàn phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng nhưng mỗi luật lại có quy định không giống nhau về các vấn đề cụ thể. Ví dụ như Luật TNSP của Mỹ luôn có xu hướng bảo vệ người tiêu dùng trong nước và tăng trách nhiệm của nhà sản xuất hơn bất kỳ các luật nào khác điều này được minh chứng qua hặc thuyết "trách nhiệm tuyệt đối". Hặc thuyết này đã khiến người tiêu dùng có lợi thế hơn rất nhiều so với nhà sản xuất trong các vụ kiện tụng. Hay các thuật ngữ về sản phẩm, nhà sản xuất của Luật TNSP Mỹ cũng rộng hơn rất nhiều sơ với Luật TNSP của các quốc gia khác. Cụ thể Luật TNSP của Đức quy định sản phẩm là đối tượng của Luật TNSP chỉ bao gồm những động sản được sản xuất hoặc chế biến và nó không phụ thuộc vào việc sản xuất theo dây chuyền công nghiệp quy m ô lớn hay sản xuất thủ công, còn theo Luật TNSP Mỹ thì sản phẩm là một thuật ngữ rất rộng và Luật TNSP không chỉ điều chỉnh bản thân sản phẩm mà còn tất cả các thành tố liên quan đến sản phẩm như bao bì, nhãn mác, booklet...Và nếu nghiên cứu kỹ hơn thì còn rất nhiều các quy định trong Luật TNSP Mỹ tăng trách nhiệm lên vai nhà sản xuất. Nên khi đàm phán ký kết hợp đồng các DNX K Việt Nam nên chặn Luật TNSP của một nước thứ ba ngoài nước Mỹ

mà trong đó Luật TNSP quy kết trách nhiệm của nhà sản xuất nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên luật được lựa chọn phải không được trái với những nguyên tắc cơ băn cùa pháp luật Việt Nam.

Phôi hợp vái các cơ quan quàn lý nhà nước trong việc giải quyết

những vướng mắc vì li do TNSP

Giải pháp này được đưa ra dựa trên trường hợp hàng thúy sản xuất khẩu của Việt Nam liên tục bị trả về do vi phộm quy định về dư lượng kháng sinh của các nước EU, Mỹ, Nhật... trong thời gian gần đây. Có rất nhiều các doanh

nghiệp vi phộm mà không báo cáo với Bộ Thủy sàn để được giúp đỡ mà tự tìm cách tháo gỡ với các đối tác nhập khấu nhưng cuối cùng vẫn không thế giải quyết được (không lấy được tiền và cũng không xin lội được hàng). Cho đến khi số lượng các lô hàng thúy sản Việt Nam vi phộm các quy định nhiều hơn và hàng thúy sản Việt Nam bị áp dụng các biện pháp kiếm tra tăng cường như kiểm tra 100% các lô hàng nhập khấu( ví dụ lươn nuôi và các sản phàm khác từ lươn nuôi của Việt Nam bị Nhật áp dụng lệnh kiếm tra 100% đối với chỉ tiêu Nitroíliran. Hay mặt hàng thúy sản việt Nam nằm trong chế độ bắt buộc kiểm tra...). Nếu ngay từ đầu các doanh nghiệp có lô hàng bị vi phộm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết vướng mắc thị trường thỉ chúng ta đã chủ động ngăn chặn được tình trộng các lô hàng thúy sản xuất khẩu của Việt Nam liên tiếp bị Mỹ, Nhật và EU từ chối.

e. Các giải pháp khác

Thứ nhất:

Tích cực tham gia các hội thảo giới thiệu về Luật TNSP hay các hội thảo giới thiệu về các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường, xã hội do Mỹ Nhật, EU... tổ chức. Trên cơ sờ những thông tin thu được đưa ra những phương thức thích hợp điều chỉnh hoột động sản xuất kinh doanh của mình đế đảm bảo cung cấp cho thị trường các sản phẩm đột yêu cầu.

Thứ hai:

Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận với các quy định của Luật TNSP băng nhiều cách như: Thông qua thương vụ Việt Nam ờ các nước thành viên EU, Mỹ, Nhật..., phòng thương mại của các nước này tại Việt Nam, trung tâm nghiên cứu, thông qua đối tác của mình ờ chính các nước nhập khẩu, hay tự tìm kiếm thông tin qua mạng internet...

Thứ ba:

Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến tác động của các quy định của Luật TNSP đối với hàng nhập khẩu vào thị trường các nước phát tri n.

KẾT LUẬN

Luật TNSP là đạo luật quan trọng góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua việc quy trách nhiệm sàn phẩm cho nhà sản xuất. Luật TNSP ra đời tạo cơ sờ pháp lý cho việc quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại đôi với nhà sản xuất, giải quyết trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả, thu hôi sản phàm của nhà sản xuất do sản phẩm có khuyết tật và không an toàn trong sử dụng... Người tiêu dùng khi bứ thiệt hại do sử dụng sản phẩm có khuyết tật có quyền đòi nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ, nhà xuất nhập khấu hay người sản xuất linh kiện sản phẩm bồi thường thiệt hại một cách thoa đáng cho mình. Với cách thức đó, Luật TNSP đã và đang thể hiện những ưu diêm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng cũng như tạo ra một chế độ sản xuất hàng hoa an toàn, lành mạnh. Nhờ có Luật TNSP mà người tiêu dùng ờ rất nhiều nước không còn phải có tâm lý lo sợ hay e ngại khi sử dụng sản phẩm. Các nước đã xây dựng Luật TNSP hoàn thiện như Mỹ, EU, Nhật... thường là những nền kinh tế hùng mạnh, nhu cầu nhập khấu hàng hoa rất lớn. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn mở rộng thứ trường và thứ phần của mình. Tuy nhiên cơ hội cũng đi kèm với thách thức. Thực tế đã chỉ ra rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa sản phẩm của mình đến được với tay người tiêu dùng của những nước phát triển. Từ những nước mạnh như Trung Quốc còn phải "điêu đứng" khi sản phàm của mình bứ trả về, bứ bài trừ tại chính thứ trường Mỹ, EU, Nhật...cho đến những đất nước khác như Việt Nam, Thái Lan cũng phải chứu những số phận tương tự. Bời lẽ, trước đó, cái mà họ phải vượt qua là cả một hệ thống luật pháp nghiêm ngặt, quy đứnh chặt chẽ trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm họ làm ra. Tìm hiểu Luật TNSP ờ các nước phát triển và thực tiễn áp dụng Luật TNSP trong kinh doanh quốc tế sẽ đem lại cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan, từ đó có những hướng đi đúng đắn và phù họp để hàng Việt Nam có được vứ trí xứng đáng với tiềm

năng của mình trên thị trường các nước phát triển. Đ ể đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải dựa trên chiến lược lâu dài chứ không chỉ là các biện pháp đối phó tạm thời.

Qua việc nghiên cứu hệ thống Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế và giải pháp cho các DNV N khi xuữt khẩu vào thị trường các nước phát biển , em xin mạnh dạn đề xuữt của mình về vữn đề quản trị rủi ro trách nhiệm sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam. Hy vọng trong thời gian ngắn, Việt Nam sẽ xây dựng hoàn chinh hệ thống luật pháp điều chỉnh bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế, nhữt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, một sân chơi lớn với những người chơi hết sức "khó tính".

Một phần của tài liệu KLTN-Đặng Anh Đào 2008 (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w