Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu hoat_dong_kinh_doanh_cua_cac_doanh_nghiep_van_tai_bien_tai_hai_phong_thuc_trang_va_giai_phap (Trang 52 - 53)

5. Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách

Năm 1990, Việt Nam đã có bộ luật đầu tiên về hàng hải. Tuy nhiên, bộ luật này còn nhiều bất cập. Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, xây dựng bộ luật hàng hải 2005 với rất nhiều thay đổi so với bộ luật năm 1990. Có thể nói cho đến nay, bộ luật hàng hải 2005 được coi là văn bản luật cao nhất quy định về hoạt động hàng hải ở nước ta. Cùng với Bộ luật hàng hải, Chính phủ đã ban hành một số văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành luật. Đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, đã có các văn bản như: Quyết định 149/2003/QĐ- TTg về một số chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt Nam, Nghị định 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải và Nghị định 57/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 về điều kiện kinh doanh vận tải biển đã được sửa đổi bằng Nghị định 115/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế hàng hải hiện nay. Thực hiện có hiệu quả các Công ước quốc tế về hàng hải đã gia nhập, các Hiệp định của ASEAN và khu vực về vận tải và dịch vụ vận tải; tiếp tục xem xét việc gia nhập các Công ước quốc tế về hàng hải có liên quan. Xử lý các vấn đề mà các quy phạm pháp luật hàng hải trong nước chưa phù hợp theo nguyên tắc sửa đổi theo đúng điều ước quốc tế và ban hành các quy phạm pháp luật mới, góp phần vào việc tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với việc kinh doanh dịch vụ logistics hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, qua đó tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics trong ngành Hàng hải.

Luật Giao thông đường bộ cần được sửa đổi, đưa thêm việc quy định trách nhiệm dân sự của người vận tải đường bộ nhằm tạo thuận lợi cho vận tải đa phương thức.

Đối với hoạt động đầu tư cảng biển: Trước hết, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan tới vấn đề quản lý đầu tư xây dựng nói chung như Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật công ty là những văn bản tầm vĩ mô và liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư xây dựng. Luật Đấu thầu được Quốc Hội thông qua đầu năm 2006 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2006 đã hình thành khuôn khổ pháp lý chung cho vấn đề đầu tư xây dựng. Cũng cần phải bổ sung những quy định nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn các bên liên quan trong dự án đầu tư xây dựng để tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay. Hiện Nhà nước đã có một số văn bản luật quy định về vấn đề này như Nghị định số 16/2005/NĐ- CP về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình. Đối với riêng các công trình cảng biển, do đặc điểm của hoạt động đầu tư cảng biển, cần có những cơ chế chính sách cụ thể quy định tránh tình trạng đầu tư tràn lan manh mún như hiện nay. Đặc biệt là phải có những quy hoạch cảng biển có tầm nhìn xa hơn, chất lượng cao hơn để làm căn cứ cho hoạt động đầu tư xây dựng công trình cảng. Làm được điều này sẽ giải quyết được tình trạng cảng thì thừa công suất, không có hàng, cảng thì lại luôn trong tình trạng quá tải.

Một phần của tài liệu hoat_dong_kinh_doanh_cua_cac_doanh_nghiep_van_tai_bien_tai_hai_phong_thuc_trang_va_giai_phap (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w