Thịtrường bán lẻViệt Nam trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu LÊ THỊ HUYỀN TRANG (Trang 25 - 27)

7. Bốcục đềtài

1.2.2. Thịtrường bán lẻViệt Nam trong những năm vừa qua

Theo sốliệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngước tínhđạt 3.934,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm trước nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,46%, cao hơn mức tăng 8,33% của năm trước.

Đây là mức tăng trưởngđáng khích lệ và nối tiếpđà tăng trưởng tốt của 2-3 năm gầnđây. Điều này cũng cho thấy vai trò và vị trí của ngành dịch vụ bán lẻ trong nền kinh tế vàđời sống của nhân dân bướcđầuđược khẳngđịnh.

Kết quả khảo sát và nghiên cứuđánh giá vềthị trường bán lẻ Việt Namđược Công ty cổ phần Báo cáoĐánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố mớiđây đã chỉ ra rằng, việc Chính phủ cho phép thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài từ năm 2015, cùng với các yếu tố như chính sách ưu đãi,đô thị hóa, dân số tương đối trẻ…đã khiến thị trường bán lẻ Việt Nam lọt vào danh sách thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới.

Hãng tư vấn A.T. Kearney cũngđánh giá, Việt Nam nằm trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vựcĐông Nam Á và là “miếng mồi” béo bở đối với các nhà đầu tư. Trên thực tế,đã có rất nhiều “ông lớn” nước ngoàiđãđầu tư hoặcđang xúc tiếnđầu tư vào lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

Riêng chuỗi Family Mart của Nhật Bảnđã có tới 130 cửa hàng tại Việt Nam, và dự định mở thêm 700 cửa hàng nữa vào năm 2020. Một hãng bán lẻ đìnhđám khác từ Nhật Bản là 7-Eleven cũngđã “đổ bộ” vào Việt Nam vào tháng 6 năm ngoái với kế hoạch phát triển 100 cửa hàng trong vòng 3 năm và 1.000 cửa hàng trong vòng 1 thập kỷ tới.

Thương hiệu Lotte Mart của Hàn Quốc cũng lên kế hoạch mở 60 cửa hàng tại Việt Namđến năm 2020. Thêm vào đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc cũngđã bắtđầu “tấn công” thị trường Việt, với tham vọng mở 2.500 cửa hàng trên toàn quốc trong 10 năm tới.

Đáng chú ý, “gã khổng lồ” thương mạiđiện tử Amazon (Mỹ)đã chính thứcđổ bộ vào Việt Nam, khởiđầu cho sự gia nhập thị trường bằng chương trình hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việt Nam hiện là thị trường nhận thu hút nhiềuđại gia thương mạiđiện tử nước ngoài. Trước Amazon, tậpđoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma (Trung Quốc) cũng lấn sâu hơn vào Việt Nam với việc mua lại Lazada.

Theo thông tin trên tờ ASEAN Today, trong vòng một năm qua, có tới hơn 100 cửa hàng tiện lợi mới quy mô lớnđược mở tại Việt Nam, chủ yếu do các công ty, tập đoàn nước ngoài sở hữu.

Hiện có 800 siêu thị, 150 trung tâm mua sắm, 9.000 chợ truyền thống và khoảng 2,2 triệu nhà bán lẻ đang hoạtđộng trên thị trường Việt. Trongđó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất bởi thủ tụcđăng ký kinh doanh đơn giản, vốn đầu tư không cao, khảnăng thu hồi vốn lại nhanh, hãng A.T. Kearney đánh giá.

Mặc dù ngành bán lẻtruyền thống với các cửa hàng tạp hóa, khu chợtạm,... vẫn chiếm phần lớn thịtrường, khoảng 80% nhưng mức tăng trưởng lại chỉ đạt 1% so với năm trước. Ngược lại, kênh bán hàng hiện đại với đại diện là các siêu thị, cửa hàng tiện lợi chỉcó thịphần đạt xấp xỉ20% nhưng mức tăng trưởng lại lên đến 11%. Có thể thấy, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang có sựdịch chuyển sang các dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng hơn.

1.2.3. Áp lực cạnh tranh đối với lĩnh vực kinh doanh siêu thịvà bài học kinh nghiệm tại Việt N am.

Một phần của tài liệu LÊ THỊ HUYỀN TRANG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w