Chính sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 156 - 159)

- Các công trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là công

4.3.1. Chính sách nhà nƣớc

*Đạo đức tôn giáo là thành tố của văn hóa

Giới tôn giáo học và văn hóa học thế giới, đã từ lâu, đều thống nhất và coi tín ngưỡng tôn giáo là một thành tố của văn hóa. Các định nghĩa về văn hóa của UNESCO [133], nhà khoa học E.b.Tylor [71, tr.20], hay quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh [95, tr.431] đều khẳng định, trong thành tố của văn hóa có tín ngưỡng tôn giáo. Nói cách khác, tín ngưỡng tôn giáo là thành tố quan trọng tạo nên văn hóa. Điều này sẽ quyết định chính sách tôn giáo và chính sách văn hóa của Nhà nước, thông qua đó để thúc đẩy hay hạn chế sự tác động của các GTĐĐ tôn giáo đến đạo đức xã hội.

Các văn bản mang tính định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam có nhắc đến mối quan hệ tôn giáo và văn hóa, hay nhận định tôn giáo là thành tố của văn hóa, trong đó nhấn mạnh các giá trị đạo đức tôn giáo như: Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nêu rõ: “Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện... trong các tôn giáo” [60, tr.67]. Như vậy, Đảng nhận định, trong tôn giáo có những GTVH, đạo đức tốt đẹp và khẳng

định cần khuyến khích, cần khai thác, phát huy các giá trị đó nhiều hơn nữa để góp phần xây dựng nền VHVN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp đó, Đảng ta cũng xác định “mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là điểm tương đồng giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội, từ đó Đảng CSVN xác định, cần “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới” [61, tr. 50-55]. Như vậy, những nhận định mang tính phát triển so với quan điểm mác-xít về tôn giáo trong cương lĩnh của Đảng CSVN đã tuyên bố rõ ràng về sự tồn tại của tôn giáo trong lòng xã hội và khẳng định giá trị đạo đức tôn giáo. Đây là nền tảng lý luận quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến việc phát huy giá trị đạo đức tôn giáo góp phần xây dựng đạo đức xã hội Việt Nam.

* Xác định nền tảng văn hóa đạo đức xã hội

Trong lý luận phát triển văn hóa của các nhà mác - xít và đường lối văn hóa của Đảng CSVN đều thống nhất khẳng định: văn hóa là mục tiêu và là động lực của sự phát triển xã hội. Như vậy, văn hóa đóng vai trò là nền tảng tinh thần xã hội, trong đó có nền tảng đạo đức xã hội.

Như trên đã nói, khi xác định tôn giáo là thành tố của văn hóa, và giá trị đạo đức tôn giáo, trong trường hợp này là giá trị đạo đức Phật giáo, là thành tố quan trọng tạo nên giá trị văn hóa tôn giáo. Đến lượt nó, giá trị văn hóa tôn giáo, chứa hạt nhân là giá trị đạo đức tôn giáo, là thành tố tạo nên giá trị tinh thần xã hội. Tiến thêm một bước trong quan điểm của Đảng CSVN về vai trò của văn hóa tôn giáo nói chung và đạo đức tôn giáo nói riêng, Đảng xác định cần “phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới”. Ở khía cạnh này, Đảng CSVN không đề cập sự khác biệt trong những quan điểm về thế giới, về con người, hay ý thức hệ mà chỉ đề cập đến những quan điểm đạo đức, những GTĐĐ mà tôn giáo, ở đây là Phật giáo, đem lại cho xã hội. Với hệ thống GTĐĐ PG đã và đang thể hiện vai trò quan trọng của mình góp phần hình thành và thúc đẩy ĐĐXH. Nghĩa là, GTĐĐ PG, dù hình thành trên góc nhìn về thế giới và con người của

Phật giáo, nhưng cùng với GTĐĐ của các tôn giáo, đã trở thành một trong những nền tảng văn hóa ĐĐXH Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm nhận định của Đảng thì như thế, nhưng trên thực tế trong công tác quản lý của Nhà nước, chủ trương về “phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới” chưa được thể chế hóa cụ thể thành căn cứ pháp lý cho hoạt động quản lý của cơ quan chức năng và hoạt động thực tiễn của các tôn giáo. Vì vậy, trong điều kiện cụ thể, việc phát huy giá trị đạo đức tôn giáo chưa thực sự đạt được như sự lãnh đạo của Đảng.

* Vốn xã hội và nguồn lực đạo đức tôn giáo

Nhìn ở góc độ xã hội, tôn giáo là một nguồn lực xã hội, là vốn xã hội. Trên thế giới, với tinh thần nhân văn và giá trị đạo đức trong giáo lý, tôn giáo đã tham gia tích cực, hiệu quả cùng LHQ, các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nỗ lực cùng nhân loại thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Thực tế ở Việt Nam, báo cáo hàng năm về tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ đều ghi nhận những đóng góp trong nhiều lĩnh vực của tôn giáo, như: y tế, giáo dục, từ thiện, di sản, văn hóa xã hội... với trị giá tính bằng tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng/năm [3]. Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ cũng nên rõ những tiềm năng về nguồn lực tôn giáo, đặc biệt là nguồn lực văn hóa tôn giáo và hướng đề xuất chính sách để phát huy nguồn lực tôn giáo, với vị thế là một thực thể xã hội, là tổ chức tôn giáo, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, nếu chỉ tính đến GTĐĐ tôn giáo, chưa đề cập đến những giá trị và chức năng khác của tôn giáo, khi chúng ta coi đó là vốn xã hội và là nguồn lực văn hóa, sẽ được huy động sử dụng để thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước theo hướng bền vững.

Mặc dù, trong các văn bản thể hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam, vai trò của các nguồn lực văn hóa tôn giáo có được nhắc đến và tạo điều kiện để phát huy, nhất là các giá trị văn hóa đạo đức tôn giáo. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ đề cập đến tôn giáo với sự thể hiện vai trò của các cá nhân chức sắc, tín đồ có niềm tin chứ chưa đề

cập đến tôn giáo như một thực thể xã hội, một tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân, chịu sự tác động, điều tiết, quản lý chung của nhà nước. Và như vậy, chưa thực sự tạo điều kiện để phát huy nguồn lực này một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w