II. THỰC TRẠNG VỐN ODA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020
1. Thực trạng thu hút ODA của Việt Nam giai đoạn 2015-2020
1.5. Vấn đề giải ngân ODA
Năm 2015
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, trong năm 2015, toàn hệ thống đã giải ngân được 292.746,3 tỷ đồng vốn đầu tư, đạt 92,8% so với kế hoạch vốn năm 2015. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 182.833,7 tỷ đồng, đạt 102,5% so với kế hoạch; giải ngân vốn trái phiếu chính phủ là 58.368,3 tỷ đồng, đạt 74,4% kế hoạch; nguồn vốn khác giải ngân được trên 51.544 tỷ đồng, đạt 88% kế hoạch. Theo ông Vũ Đức Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi KBNN, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư năm 2015 là tương đối thấp so với các năm trước (năm 2013 đạt 98,9%; năm 2014 đạt 99,8%).
Giai đoạn từ 2016 - 2019
Giải ngân nguồn vốn ODA và vay ưu đãi từ năm 2016 đến tháng 6/2019 đều không đạt dự toán. Nếu so với kế hoạch ban đầu (300.000 tỷ đồng), thì mới giải ngân đạt 46%. Cụ thể, năm 2016, giải ngân đạt 42.552 tỷ đồng, bằng 81,1% kế hoạch; năm 2017, giải ngân đạt 56.578 tỷ đồng, bằng 76,4% kế hoạch; năm 2018, giải ngân đạt 32.307 tỷ đồng, bằng 53,6% kế hoạch; 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1.605 tỷ đồng, bằng 2,7% kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân ODA năm 2019 chỉ đạt gần 40%. Tỷ lệ này trong năm 2017 đạt 68,3%, năm 2018 là 43% và hết năm 2019 chỉ đạt 39,89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đề ra. Nếu kế hoạch giải ngân vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 được Thủ tướng giao là hơn 47.000 tỷ đồng, thực tế giải ngân chỉ chưa đến 19.000 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm 2018. Có 15 Bộ và 8 địa phương có tình trạng giải ngân thấp.
Năm 2020
Trong 11 tháng đầu năm 2020 tiến độ giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam đạt khiêm tốn 41% dự toán năm. Tính đến hết tháng 11, các bộ, ngành đã giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài đạt 6.312 tỷ đồng, đạt 34,65% vốn kế
27
hoạch giao đầu năm và bằng 45,51% kế hoạch đã được điều chỉnh (cắt giảm 4.346 tỷ đồng).
Tình hình giải ngân trong năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA , vay ưu đãi còn thấp là do không có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nên không có hồ sơ thanh toán, không thể giải ngân. Nguyên nhân của vấn đề này là do bởi tác động của đại dịch COVID-19 và thiên tai lũ lụt. Có 13 Bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương có ước tỷ lệ giải ngân đến 31/10/2020 đạt trên 70%, trong đó, 08 Bộ, cơ quan trung ương và 07 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 80%. Bên cạnh đó, vẫn còn 18 Bộ, cơ quan trung ương và 06 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 45%, trong đó, có 08 Bộ, cơ quan trung ương và 01 địa phương (tỉnh Đồng Nai) có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%