- Về khó khăn:
3.1.2.4 Yêu cầu chung
- Thao tác rạch tạo mẫu thực hiên ở nhiêt độ môi trường từ 25 -35◦C - So đường cắt ở mỗi hướng của mạng lưới ít nhất là 6 đường.
- Khoảng cách giữa các đường cắt ở mỗi hướng phải bằng nhau và phụ thuộc vào chủng loại vật liêu nền như sau:
- 0 mm đến 60 mm cách nhau 1 mm đối với nền cứng; - 0 mm đến 60 mm cách nhau 2 mm đối với nền mềm;
- 61 mm đến 120 mm cách nhau 2 mm đối với cả hai loại nền; - 121 mm đến 250 mm cách nhau 3 mm đối với cả hai loại nền. [2]
3.2Các chỉ tiêu và số liệu lỗi của sản phẩm cản xe không ống tại Công ty Cổ phần AGEVN
Sau khi thống kê số liệu lỗi của sản phẩm cản xe không ống trong vòng 3 tháng, ta có bảng thu thập dữ liệu lỗi như sau:
Bảng 3.1 Bảng thu thập số liệu lỗi của cản xe không ống trong vòng 3 tháng
Dạng khuyết tật Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11
Bong tróc lớp sơn 178 247 203
Bề mặt bị lồi lõm 183 154 211
Thiếu mối hàn 121 135 126
Lỗi thiếu sơn 75 98 147
Mối hàn không đủ lực 80 87 90
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Qua bảng thống kê số liệu lỗi của sản phẩm cản xe không ống trong vòng 3 tháng, ta có bảng dữ liệu cho biểu đồ Pareto để thấy được các lỗi chiếm phần trăm cao nhất. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com
Bảng 3.2. Dữ liệu cho biểu đồ Pareto
Dạng khuyết tật Tổng Tổng tích lũy Tỉ lệ % % Tích lũy
Bong tróc lớp sơn 628 628 29% 29%
Bề mặt bị lồi lõm 548 1176 26% 55%
Thiếu mối hàn 382 1558 18% 73%
Lỗi thiếu sơn 320 1878 15% 88%
Mối hàn không đủ lực 257 2135 12% 100%
Tổng 2135
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Biểu đồ Pareto thể hiện tổng số phần trăm các lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất và số lượng khuyết tật của sản phẩm.
Hình 3.2 Biểu đồ Paret thống kê số lỗi sản phẩm cản xe không ống của CTY CP AGEVN ( Từ tháng 9 đến tháng 11)
(Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện)
Nhận xét:
- Trục tung trái là trục của số lượng khuyết tật; - Trục tung phải là trục của % tích lũy;
Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com
Sử dụng nguyên tắc 80/20 để nói về chất lượng sản phẩm, có thể thấy được 3 lỗi. Vì vậy, nhóm tác giả cần phải giải quyết 3 lỗi trên là: Bong tróc lớp sơn, bề mặt bị lồi lõm, thiếu mối hàn, để nâng cao chất lượng sản phẩm lên tới 80%.
Để giải quyết 3 lỗi trên, nhóm tác giả đã sử dụng sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá), để tìm ra những chi tiết lớn đến nhỏ để cải thiện trong quá trình sản xuất cản xe không ống. Đây là công cụ đặc biệt quan trọng khi phân tích cải tiến chất lượng, thực hiện hành động khắc phục lỗi của sản phẩm. Sơ đồ nhân quả là một công cụ được sử dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả đã cho và nguyên nhân tiềm năng của nó.