2018
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
- Thành lập bộ phận kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh: Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát RRTD đối với DN thì việc thành lập bộ phận kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là điều hết sức cần thiết. Bộ phận này có đầy đủ thẩm quyền và hoạt động độc lập, tách biệt với bộ phận tín dụng, đóng vai trò kiểm tra, giám sát RRTD.
Bộ phận kiểm soát RRTD tại Chi nhánh là một bộ phận độc lập chịu sự quản lý trực tiếp từ Giám đốc Chi nhánh, bộ phận này có thể bao gồm từ 1- 3 người thực hiện hai nhiệm vụ chính: kiểm tra, giám sát sau tất cả các khoản vay tại Chi nhánh, nhận diện và phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro trong thời gian vay vốn của khách hàng; thực hiện các biện pháp để xử lý và thu hồi nợ xấu. Việc thành lập bộ phận này nhằm hạn chế tối đa phat sinh nợ xấu và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho Chi nhánh.
- Agribank cần tiếp tục xem xét việc cải tiến quy trình cấp và quản lý tín dụng trong nội bộ để ngày càng đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên địa bản nhưng vẫn đảm bảo an toàn tránh xảy ra RRTD.
- Tăng thời gian của bước thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm định tín dụng trong quy trình cho vay. Hiện nay, thời gian quy định thực hiện bước này là quá ngắn, không đủ thời gian để bộ phận thẩm định tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau đểđưa vào xử lý, đánh giá, phân tích và sử dụng thông tin hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng.
- Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng các trường hợp: cho vay vượt thẩm quyền phán quyết, nghi ngờ đảo nợ, khách hàng mới thành lập, không đủ tài sản đảm bảo theo quy đinh, chia tác và chia nhỏ dự án để quyết định cho vay trong thẩm quyền, cho vay trùng lắp giữa các chi nhánh...
- Bộ phận phát triển sản phẩm của Agribank cần xây dựng quy trình cho vay theo hướng đối tượng sản phẩm, hướng tới thị trường, hướng tới khách. Sản phẩm và quy trình cho vay nên được phân theo mục đích vay vốn và quy mô doanh
KẾT LUẬN
RRTD luôn là yếu tố song hành với hoạt động kinh doanh của các NHTM và không thể loại trừ triệt để. Do đó, các ngân hàng cần phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định có thể nhằm đảm bảo sự ổn định và vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình.
Kiểm soát RRTD trong cho vay DN là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của các NHTM trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Trên cơ sở phân tích các nội dung lý luận và đánh giá tổng kết thực tiễn, đề luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An” về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
- Luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM; nhận biết được khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên nhân, hậu quả của RRTD; khái niệm kiểm soát RRTD, các phương thức kiểm soát cũng như các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD và các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM.
- Luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Khu vực Gò Đen trong giai đoạn từ 2016 – 2018, đi sâu vào phân tích về thực trạng RRTD và các biện pháp đã và đang áp dụng để phòng ngừa, kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Chi nhánh. Từ đó, rút ra được những ưu điểm, thành tựu đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trọng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Agribank – Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Agribank có tính khả thi nhằm nâng cao khả năng kiểm soát RRTD của Chi nhánh trong thời gian tới
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trìnhNghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị kinh doanh ngân hàng II, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
4. Trần Thị Huyền (2013), Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lương Tấn Minh (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tếĐà Nẵng.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013, hết hiệu lực ngày 14 tháng 03 năm 2017.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực ngày 15 tháng 03 năm 2017.
10. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014 – 2018),
Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
11. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014 – 2018),
Báo cáo thường niên năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
12. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An (2014 – 2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
13. Ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực Gò Đen, tỉnh Long An (2014 - 2018), Báo cáo tổng hợp hoạt động tín dụng năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
14.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR về việc ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ban hành ngày 30 tháng 05 năm 2014.
15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2015), Quyết định số 835/QĐ-HĐTV-HSX về việc ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2015.
16. Lâm Thị Bích Ngọc (2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
16 tháng 06 năm 2010. 18. Quốc hội (2017), Luật Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2017. 19. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2017.