Xây dựng hệ thống các công cụ đo lƣờng và định hạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 29)

6 Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.2 Xây dựng hệ thống các công cụ đo lƣờng và định hạng rủi ro tín dụng

1.3.2.1 Xếp hạng tín dụng khách hàng

Khách hàng là doanh nghiệp: xếp hạng doanh nghiệp dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu và xếp thành nhiều hạng AAA, AA, BBB, BB.... Gồm có: các chỉ tiêu tài chính (dựa vào báo cáo tài chính): khả năng thanh toán, tình hình hoạt động, cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh doanh và c ác chỉ tiêu phi tài chính (đánh giá của cán bộ tín dụng): khả năng trả nợ, trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ, quan hệ với ngân hàng... Khách hàng cá nhân: nghề nghiệp, thâm niên công tác, nơi ở, thu nhập....

1.3.2.2 Xếp hạn rủi ro tín dụng chi nhánh trực thuộc: hệ số xếp hạng tín dụng chi nhánh chia thành năm hoặc sáu hạng tùy theo mỗi ngân hàng.

- Tỷ lệ cho vay trung hạn: càng gần chỉ tiêu kế hoạch càng tốt - Tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh: càng lớn càng tốt

- Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo: càng gần 100% càng tốt - Số dƣ nợ của năm khách hàng lớn nhất: càng thấp càng an toàn 1.3.3 Phát triển hệ thống quản lý nợ trễ hạn

Việc ngăn chặn rủi ro tín dụng thông qua việc thiết kế sản phẩm, sàn lọc khách hàng và xây dựng các chính sách là vô cùng quan trọng song chƣa đủ. Một kế hoạch dựa trên thiết kế một sản phẩm hoàn hảo và chỉ lựa chọn khách hàng hảo hạng để tránh thất thoát vốn là phi thực tế. Sẽ luôn có một khoản nợ bị trễ hạn. Do đó, các tổ chức tín dụng đặc biệt là Tổ chức tài chính vi mô cần phát triển một hệ

thống quản lý nợ bị trễ hạn tối ƣu nhất đảm bảo cân bằng giữa thƣởng và phạt thông qua các chiến lƣợc sau đây để quản lý rủi ro hiệu quả nhất:

Văn hóa tổ chức. Một phƣơng pháp quản lý nợ trễ hạn có tính quyết định là cần phải trau dồi một văn hóa tổ chức, trong đó không chấp nhận trả chậm, và lập tức giám sát các khoản trả muộn. Các TCTCVM cũng có thể nhắc nhở khách hàng đang bị trễ nợ rằng đã sắp đến kỳ trả.

Định hướng cho khách hàng. Một cách lôgic, bƣớc đầu tiên trên con đƣờng phát triển văn hóa của tổ chức về việc không tha thứ cho nợ trễ hạn là phổ biến khái niệm này đến từng khách hàng trƣớc khi cho vay. Chƣơng trình định hƣớng này càng phải đƣợc soạn thảo cùng với hình ảnh và các thiết bị hỗ trợ tập huấn để mô tả một cách đơn giản và rõ thủ tục cần thiết sẽ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp nợ bị quá hạn.

Khuyến khích nhân viên. Một cách làm hiệu quả là tạo sự tham gia của các nhân viên vào việc hạn chế các khoản nợ trễ hạn thông qua hệ thống khuyến khích nhân viên. Điều kiện để đƣợc khích lệ về tài chính bao gồm tiêu chí về chất lƣợng dƣ nợ thấp nhất phải đạt đƣợc để đƣợc thƣởng, và nên coi trọng chất lƣợng hơn số lƣợng dƣ nợ. Thêm vào đó, các nhân viên cần lƣu lại những khoản nợ khó đòi trong danh mục vốn mà họ quản lý, trong một thời gian nhất định, để chắc chắn rằng họ phải chịu trách nhiệm trong việc đƣa ra các quyết định cho vay. Các biện pháp khích lệ phi tài chính bao gồm cuộc thi giữa các chi nhánh và các cán bộ tín dụng và sựu thừa nhận cho những ngƣời giỏi nhất.

Khuyến khích khách hàng. Lý do phải kể đến trƣớc tiên khiến khách hàng trả nợ là để đƣợc vay một khoản khác. Bởi vậy, sự khuyến khích hàng đầu của các tổ chức cho vay vi mô là thƣởng cho các khách hàng thực hiện nghiêm chỉnh bằng cách cho vay các lần tiếp theo, thƣờng là đƣợc vay các khoản vay lớn hơn lần trƣớc. Các dịch vụ đƣợc ƣa chuộng dành cho khách hàng thƣờng xuyên có thể bao gồm: giảm nhẹ lãi suất, xét duyệt cho vay khẩn trƣơng hơn, và tiếp cận sản phẩm tín dụng song song nhƣ cho vay mùa vụ, khẩn cấp hoặc thụ hƣởng các chƣơng trình phát triển cộng đồng từ tổ chức.

Buộc thực hiện hợp đồng: các TCTCVM cần có chính sách gây áp lực tăng dần với khách hàng trả chậm với các khách hàng trả chậm, và quy định hợp lý giữa

các lần can thiệp. Nếu thời hạn này lại bị phá vỡ thì cán bộ tín dụng cần tỏ ra nghiêm khắc hơn. Đồng thời, cần có sựu can thiệp từ cán bộ cấp cao hơn để gây áp lực, song song cần gửi các thƣ nhắc nợ, cũng nhƣ gây áp lực lên ngƣời cùng ký tên bảo lãnh hay ngƣời giới thiệu và đảm bảo về tƣ cách của ngƣời vay, xử lý bằng tài sản đảm bảo, và thậm chí cần có sự can thiệp của đại diện cơ quan luật pháp tại đại phƣơng

Gia hạn lại nợ. Do đặc điểm dễ bị tổn thƣơng của khách hàng tài chính vi mô cho nên rất hay xảy ra trƣờng hợp ngƣời đi vay rất muốn trả nhƣng không có khả năng trả nợ. Sau khi quyết định kỹ càng rằng sự thật là đúng nhƣ vậy, tổ chức có thể gia hạn lại cho một số ít khoản nợ. Việc này chỉ thực hiện trong một số trƣờng hợp đặc biệt, và có thể dƣới hình thức kéo dài thời hạn cho vay và/hoặc giảm mức đóng mỗi kỳ.

1.3.4 Phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro 1.3.4.1 Phân loại nợ 1.3.4.1 Phân loại nợ

a) Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng (Theo điều 10 TT02/2013)

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi đúng hạn; nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi bị quá hạn và thu hồi nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý bao gồm nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và nợ điều chỉnh kỳ trả nợ lần đầu

- Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; nợ gia hạn nợ lần đầu; nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra và nợ đƣơc phân loại vào nhóm 3, có mức độ rủi ro cao hơn nhóm 2 hoặc thấp hơn nhóm 4 theo quy định....

-Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2; khoản nợ quy định tại nhóm 3 quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa

thu hồi đƣợc; nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4, có mức rủi ro cao hơn nhóm 3 hoặc thấp hơn nhóm 5 theo quy định.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần 2; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; nợ phải thu hồi theo kết luận của thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc; nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản; nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 có mức độ rủi ro cao hơn nhóm 4 theo quy định

1.3.4.2 Dự phòng rủi ro % trích lập dự phòng (Theo điều 12,13 TT02/2013/NHNN) - Dự phòng rủi ro: (i) dự phòng rủi ro là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung; (ii) dự phòng rủi ro là số tiền đƣợc trích lập với mục đích bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và đƣợc phép hạch toán vào chi phí của ngân hàng. Dự phòng rủi ro nhiều hay ít phụ thuộc vào dƣ nợ tín dụng và tỷ lệ trích dự phòng theo quy định.

Trích lập dự phòng rủi ro là sử dụng công cụ kế toán để hạch toán vào chi phí nhằm hình thành quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc trích lập dự phòng có tính chất bắt buộc đối với tất cả các tổ chức tín dụng. Theo quy định hiện hành ít nhất mỗi quý một lần, các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng một lần theo số dƣ nợ thực tế. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng có thể trích lập dự phòng hàng quý hoặc hàng tháng tùy theo quy định nội bộ. Dự phòng rủi ro đƣợc trích lập bao gồm dự phòng cụ thể và và dự phòng chung

+ Mức trích lập dự phòng cụ thể

Trong đó:

R: là tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng

ΣRi: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dƣ nợ thứ 1 đến thứ

n

Trong đó:

Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i, Ri đƣợc xác định theo công thức sau:

Ai: Số dƣ nợ gốc i

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Trƣờng hợp Ci > Ai thì Ri đƣợc tính bằng 0

Nhóm 1 : 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100% + Mức trích lập dự phòng chung:

Dự phòng chung là khoản dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc mức độ thiệt hại khi phân loại nợ.

Công thức tính dự phòng chung phải trích nhƣ sau:

1.3.4.3 Trích bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng (Theo điều 14 TT02/2013/NHNN)

Nếu số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trƣớc nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải trích bổ sung phần chênh lệch còn thiếu (Hạch toán tăng chi phí)

Mức dự phòng chung phải trích=[dƣ nợ nhóm 1 đến nhóm 4]x 0.75%

Nếu số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trƣớc lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa (Hạch toán giảm chi phí)

1.3.4.4 Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro (Theo điều 15,16,17,18,19 TT02/2013/NHNN)

a) Trƣờng hợp áp dụng: sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trƣờng hợp sau:

- Trƣờng hợp khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 b) Nguyên tắc xử lý rủi ro:

- Thứ nhất: Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập cho khoản nợ nào đƣợc sử dụng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;

- Thứ hai: phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Trƣờng hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý các khoản nợ thì tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải khẩn trƣơng tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

- Thứ ba: trƣờng hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu đƣợc từ phát mại không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý; - Thứ tƣ: Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hạch toán ngoại bảng phần dƣ nợ đã đƣợc xử lý rủi ro

c)Hồ sơ xử lý rủi ro:

- Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro. - Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan.

- Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro.

- Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, ngoài hồ sơ nhƣ trên phải có bản sao quyết định chứng thực quyết định tuyên bố phá sản của tòa

án hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

d) Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với việc xử lý rủi ro:

Việc sử dụng dự phòng xử lý rủi ro để hạch toán các khoản nợ liên quan vào tài khoản ngoại bảng phù hợp và theo dõi, đôn đốc, thu nợ là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải có biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để và tiếp tục theo dõi, thu hồi đối với khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro theo hợp đồng tín dụng, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.

Sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp của Hội đồng xử lý rủi ro để thu hồi nợ nhƣng không thu hồi đƣợc, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Hồ sơ đối với khoản nợ đƣợc xuất toán ra khỏi ngoại bản phải đƣợc lƣu giữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý rủi ro và toàn bộ tài liệu chứng minh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đã thực hiện tất cả biện pháp để thu hồi nợ nhƣng không thu hồi đƣợc.

Xử lý đối với số tiền thu hồi đƣợc từ nợ đã xử lý rủi ro: số tiền thu hồi đƣợc từ nợ đã xử lý rủi ro, kể cả việc xử lý tài sản đảm bảo, đƣợc coi là doanh thu trong kỳ kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

1.4. Tổng quan về tài chính vi mô 1.4.1. Khái niệm về tài chính vi mô 1.4.1. Khái niệm về tài chính vi mô

Theo quan điểm của (Joanna Ledgerwood, 2013): “Tài chính vi mô là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp trong xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư”.

Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 12/06/2017 của Thủ tƣớng chính phủ quy định về “hoạt động của chƣơng trình , dự án tài chính vi mô của tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ” quy định: “ hoạt động tài chính vi mô bao gồm việc cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng tài chính vi mô, nhận tiền gửi của khách hàng tài chính vi mô dưới hình thức gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện. Khách hàng tài hính vi mô là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại tổ chức tài chính vi mô CEP chi nhánh châu thành tỉnh tiền giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)