7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Nhóm giải pháp với cơ quan quản lý nhà nước
3.3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt và xác định trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu về xây dựng kế hoạch ĐTBD tại cơ quan, đơn vị; về xây dựng quy hoạch ĐTBD gắn với quy hoạch và phát triển đội ngũ công chức cấp xã; xác định nhu cầu và cử công chức cấp xã tham dự các khóa ĐTBD đạt hiệu quả theo yêu cầu thực thi nhiệm vụ.
ĐTBD công chức cấp xã trước khi bổ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn của chức danh được bổ nhiệm; đào tạo lại phù hợp với vị trí mới khi thực hiện luân chuyển cán bộ hoặc điều động theo yêu cầu đột xuất.
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, chương trình ĐTBD để có hướng dẫn hỗ trợ hoặc điều chỉnh phù hợp.
Cần có quy định cụ thể việc ưu tiên tuyển dụng người DTTS, cán bộ tạo nguồn tại chỗ, người có kinh nghiệm trong công tác ở cơ sở vào làm công chức cấp xã để phát huy hiệu quả quản lý, sử dụng công chức cấp xã phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
3.3.2.2. Xác định mục tiêu, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
Nhu cầu ĐTBD công chức cấp xã phải đảm bảo theo nguyên tắc đáp ứng đủ số lượng biên chế từng chức danh công chức, đồng thời, cần bảo đảm tiêu chuẩn chức danh công chức và đáp ứng yêu cầu công việc mà công chức đang đảm nhiệm. Việc xác định nhu cầu ĐTBD của công chức cấp xã có thể căn cứ vào các nội dung sau:
- Thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của xã trong thời gian tới.
- Yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn chức danh do Nhà nước quy định, gắn quy hoạch công chức với nhu cầu ĐTBD.
- Yêu cầu về công việc đối với từng chức danh công chức trên cơ sở đó mà có kế hoạch ĐTBD mới; ĐTBD lại hoặc ĐTBD nâng cao.
- Thực trạng trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, về LLCT, các kiến thức bổ trợ hoặc những kỹ năng hành chính cần thiết đối với từng chức danh công chức cấp xã.
3.3.2.3.Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
Công chức cấp xã hiện nay được cử ĐTBD chưa được quản lý chặt chẽ trong suốt quá trình học tập. Cơ quan quản lý công chức và cơ quan nơi công chức đang công tác chủ yếu chỉ kiểm tra kết quả học tập của công chức sau khi kết thúc khóa học. Tuy nhiên, quá trình học tập của công chức trải qua từ 02 đến 04 năm tùy theo trình độ và chương trình ĐTBD (trung cấp, cao đẳng hay đại học). Trong thời gian đó, nhiều công chức chưa thật sự tập trung học tập nên kết quả học tập không đạt yêu cầu, thậm chí phải thi lại nhiều môn. Do vậy, để nâng cao kết quả học tập, cần phải có sự kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ hơn từ phía cơ quan quản lý đào tạo và cơ quan nơi công chức cấp xã đang công tác trong suốt quá trình học tập, cụ thể:
- Công chức cấp xã được cử đi học phải báo cáo kết quả học tập từng học kỳ cho cơ quan đang công tác và cơ quan quản lý ĐTBD có xác nhận của cơ sở đào tạo.
- Các môn học không đạt yêu cầu thì công chức phải bồi hoàn ngay chi phí và các chế độ hỗ trợ đã nhận (hỗ trợ đi lại, chỗ ở…) đồng thời tự túc kinh phí học lại, thi lại môn không đạt yêu cầu. Trong trường hợp kết quả học tập không đạt yêu cầu phải thi lại nhiều môn trừ trường hợp do yếu tố khách quan, bất khả kháng (bệnh, tai nạn, nghỉ chế độ thai sản,…) thì xem xét chấm dứt việc cử công chức đi đào tạo từ ngân sách, tránh tình trạng chỉ đến cuối thời gian khóa học không đạt yêu cầu mới xem xét
như quy định hiện hành. Công chức muốn tiếp tục học tập thì tự túc toàn bộ kinh phí cho toàn bộ thời gian học tập còn lại, cơ quan chỉ tạo điều kiện về mặt thời gian cho công chức học tập.
- Xử lý kỷ luật thật nghiêm đối với các trường hợp công chức cấp xã được cử đi học nhưng không tham gia đầy đủ thời gian theo quy định. Ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm các quy định, quy chế ĐTBD và nội quy của cơ sở ĐTBD, nhất là đối với các lớp bồi dưỡng ngắn ngày.
3.3.2.4. Xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút và phát triển NNL chất lượng cao
Đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ dài hạn, thực hiện tốt công tác luân chuyển, tạo điều kiện thuận lợi để công chức phát triển toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng, trình độ. Bố trí, sử dụng công chức sau ĐTBD phải phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực, trình độ mà công chức đó đã được ĐTBD.
Phân công nhiệm vụ mới cho công chức cấp xã sau ĐTBD nhằm giúp công chức phát huy khả năng và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được ĐTBD, đồng thời tạo cơ hội để công chức phát huy hết khả năng, năng lực làm việc của mình, cũng như phát hiện những hạn chế, yếu kém của công chức để có hướng điều chỉnh, khắc phục hoặc ĐTBD nâng cao. Cần cho công chức cấp xã thấy rõ con đường phát triển của mình, nếu thật sự có năng lực, có trình độ, linh hoạt trong hoạt động thực thi công vụ thì có cơ hội thăng tiến như thế nào để tạo ra động lực làm việc và học tập.
Tổ chức nghiên cứu xây dựng mới và bổ sung các chính sách thu hút đội ngũ nhân lực có phẩm chất và trình độ cao phù hợp với yêu cầu quản lý, xây dựng và phát triển huyện vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc HTCT.