8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước
1.2.4. Rủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi
1.2.4.1. Rủi ro lãi suất
Quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn huy động không phù hợp với quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn đầu tư tài sản dẫn đến hậu quả là khi lãi suất biến động làm giảm thu nhập lãi ròng cận biên và giá trị ròng của vốn chủ sở hữu.
Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.2.4.2. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi mà NHTM không có đủ vốn khả dụng – cung thanh khoản để đáp ứng cho nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay. Điều này tác động xấu đến uy tín, thu nhập và khả năng thanh toán cuối cùng của các NHTM. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân
hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây nên hiệu ứng dây chuyền và nhanh chóng lan tỏa trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy rủi ro thanh khoản luôn được các ngân hàng quan tâm một cách đặc biệt.
Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng.
1.2.4.3. Rủi ro tý giá
Là khả năng khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá so với dự tính.
1.2.4.4. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ về rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín. Rủi ro hoạt động bao gồm:
+ Rủi ro con người : Là rủi ro liên quan đến nhân viên của ngân hàng; như nhân viên thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn tới hạch toán sai, nhầm lẫn …
+ Rủi ro hệ thống: Là rủi ro có thể xảy ra như nhập dữ liệu sai, kiểm soát thay đổi kém, kiểm soát dự án kém, lỗi lập trình, lỗi dịch vụ, an ninh hệ thống, sự không phù hợp của hệ thống….
+ Rủi ro tác động bên ngoài: Là các rủi ro xảy ra bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và thường do các sự kiện của ngân hàng khác
nhưng ảnh hưởng tác động đến ngành như gian lận và trộm cắp bên ngoài, hỏa hoạn, thiên tai.
+ Rủi ro pháp lý: Là rủi ro từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc không rõ ràng trong việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế. Ở một số nước, rủi ro pháp lý bắt nguồn từ sự không rõ ràng của quan điểm pháp lý.