Tạo cơ chế động lực cho cán bộ làm công tác huy động tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu vực 3 thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 86 - 92)

8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước

3.2.9. Tạo cơ chế động lực cho cán bộ làm công tác huy động tiền gửi

Trong những năm qua, cơ chế động lực trong huy động tiền gửi dân cư áp dụng tại Chi nhánh chủ yếu mới chỉ tạo động lực cho hoạt động của Chi nhánh, chưa tạo động lực đến cán bộ trực tiếp tham gia huy động tiền gửi dân cư. Ngân sách thưởng cho hoạt động huy động tiền gửi dân cư trong nhiều giai đoạn không được sử dụng cho mục đích thưởng mà sử dụng cho chính sách khách hàng, giảm động lực cho cán bộ tại Chi nhánh. Cơ chế động lực cho cán bộ ban hành chậm còn nhiều vướng mắc về cách thức quản lý, theo dõi, …Vì vậy, Chi nhánh cần tạo cơ chế động lực cho huy động tiền gửi dân cư riêng, các hình thức khen thưởng đa dạng, được thay đổi phù hợp với diễn biến huy động tiền gửi dân cư trong từng thời kỳ. Ngân sách khen thưởng được gia tăng theo mục tiêu tăng trưởng huy động tiền gửi dân cư hàng năm. Khen thưởng kịp thời đến từng cán bộ gắn với kết quả bán hàng, dành ngân sách nhất định để triển khai cơ chế động lực bổ sung vào các thời điểm nóng trong năm như cuối năm, Tết Nguyên đán. Căn cứ vào kết quả huy động tiền gửi của cán bộ để đánh giá, cân nhắc nâng lương và đề bạt cho cán bộ có thành tích xuất sắc.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An

Để tăng cường huy động vốn, Ngân hàng cần xây dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn. Trong đó, Ngân hàng nên điều chỉnh biểu lãi suất huy động để tăng cao khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các Chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh

doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì ngân hàng nên dùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp.

Về nhân sự, Ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chi nhánh cũng cần được thúc đẩy hơn, để các chi nhánh có điều kiện giúp nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Mỗi khi đưa ra các chính sách mới thì cần tìm hiểu rõ ràng đặc điểm riêng của từng chi nhánh.

Về công nghệ: Hiện nay ở một số Ngân hàng khách hàng đã có thể gửi tiết kiệm online, mua hàng tại máy bán hàng tự động mà không cần dung tiền mặt, hoặc mới đây nhất là khách hàng có thanh toán tại POS mà không cần dung thẻ, tất cả đều được thực hiện thông qua ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh. Do đó cần hoàn thiện hơn các dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm cạnh tranh và thu hút được nguồn vốn giá rẻ từ vệc khách hàng mở tài khoản thanh toán.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An

Ngân hàng Nhà nước nâng cao hơn nữa chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính, tiền tệ; thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả, chủ động với các công cụ chính sách tiền tệ (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trường; từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính; Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực thanh tra, giám sát giúp thị trường tài chính ngày càng lành mạnh, tuân thủ quy định của Nhà nước.

Tiếp tục thực hiện sâu rộng hơn nữa chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giảm lượng cung ứng tiền mặt trong lưu thông. Tiếp tục yêu cầu các thành phần kinh tế thực hiện mở tài khoản thanh toán, chi lương, chi trả dịch vụ qua tài khoản cá nhân. Đối với các ngành dịch vụ, NHNN đề xuất với Chính phủ cần có biện pháp bắt buộc để hạn chế đến mức thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt, có như vậy lượng tiền, vốn chảy vào ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng thương mại trong việc nâng cấp hệ thống thanh toán hiện hành để tăng tính hiệu quả của hoạt động thanh toán, đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ, tăng

tốc độ xử lý giao dịch, giảm chi phí thanh toán. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước cần ban hành các tiêu chuẩn về trạng bị như máy ATM, máy POS, phần mềm và các thiết bị hỗ trợ.

Hiện nay, dịch vụ tài chính ngân hàng đã đi vào đời sống của người dân. Một bộ phận lớn dân cư am hiểu và có sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận vẫn chưa hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN cần tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc tuyên truyền giúp người dân biết và hiểu về hoạt động ngân hàng. Việc tuyên truyền này được thực hiện thông qua việc tăng cường phát hành các bài báo, tạp chí, phóng sự, tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi về tài chính ngân hàng, hiệu quả của việc gửi vốn vào ngân hàng với nội dung mang tính dễ hiểu, đại chúng.

KẾT LUẬN

Hoạt động nhận tiền gửi có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Hệ thống ngân hàng là trung gian chuyển vốn lớn nhất của nền kinh tế, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Việc nhận tiền gửi của hệ thống ngân hàng có hiệu quả thì lượng vốn huy động đầu tư cho nền kinh tế mới cao, mới tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế vươn xa để đạt những thành tựu, tiến bộ mới.

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của Agribank – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An; luận văn đã thực hiện được những nội dung sau:

Luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại. Trong đó đề cập nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các hình thức huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại; các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại

Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An cùng những vấn đề đặt ra hoạt động huy động tiền gửi; đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế trong công tác huy động tiền gửi giai đoạn 2016 - 2018 tại Chi nhánh. Từ đó đưa ra những nguyên nhân và hạn chế cần khắc phục.

Trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và định hướng phát triển của Agribank – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An, luận văn đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại Chi nhánh. Những giải pháp đưa ra nếu được triển khai một cách đồng bộ sẽ góp phần quan trọng vào thực hiện được chiến lược phát triển của Chi nhánh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Agribank – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Chính phủ (2013), Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2013.

[2]. Chính phủ (2014), Nghị định 70/2014/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều

của Pháp lệnh Ngoại hối, ban hành ngày 17 tháng 07 năm 2014.

[3]. Chính phủ (2017), Quyết định 21/2017/QĐ-TTg quyết định về hạn mức trả tiền

bảo hiểm, ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2017.

[4]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[5]. Nguyễn Đăng Dờn (2016), Giáo trình Quản trị kinh doanh ngân hàng II, Nhà xuất bản Kinh tế Hồ Chí Minh.

[6]. Từ Thị Đức (2014), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương

mại Cổ phần Công thương Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân.

[7]. Lê Thanh Hiền (2015), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương

mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Học

viện tài chính.

[8]. Nguyễn Thị Hiền (2013), Các hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính.

[9]. Đoàn Thị Hồng (2017), Tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.

[10]. Nguyễn Thị Thiên Hương (2015), Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Quốc tế - Chi nhánh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính.

[11]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm, ban hành ngày 13 tháng 09 năm 2004.

[12]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, ban hành ngày 19 tháng 08 năm 2014.

[13]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 24/2014/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, ban hành ngày 06 tháng 09 năm 2014.

[14]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 46/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014.

[15]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư 14/2017/TT-NHNN quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động huy động tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ

chức tín dụng với khách hàng, ban hành ngày 29 tháng 09 năm 2017.

[16]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011), Quyết định 1441/QĐ-HĐTV-KHTH về sửa đổi, bổ sung Quyết định 1122/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 25 tháng 07 năm 2011 về ban hành Quy định về mở và sử dụng tài khoản tiền

gửi trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ban

hành ngày 30 tháng 08 năm 2011.

[17]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011), Quyết định 938/QĐ-NHNo-KHTH về ban hành danh mục các sản phẩm tiền gửi trong hệ thống

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ban hành ngày 16 tháng

08 năm 2011.

[18]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2013), Quyết định số 1225/QĐ/HĐTV-NCPT về ban hành Quy định ban hành mẫu đăng ký thông tin, mở và sử dụng dịch vụ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam, ban hành ngày 16 tháng 07 năm2013.

[19]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định 797/QĐ-HĐTV-KHNV về ban hành Quy định về tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ban hành ngày 17 tháng

10 năm 2014.

[20]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định

số 8307/NHNo-KHNV về việc quy định lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam, ban

[21]. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Khu vực 3 Thành phố Tân An, tỉnh Long An (2016 - 2018), Báo cáo tổng hợp hoạt động

huy động tiền gửi và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2016 - 2018.

[22]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010.

[23]. Website:

http://www.agribank.com.vn/ http://www.sbv.gov.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh khu vực 3 thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)