Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 73 - 75)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Cần nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có: thực hiện theo dõi, đánh giá, so sánh tiện ích sản phẩm; thường xuyên rà soát, đánh giá hệ thống, quy trình thực hiện sản phẩm và việc thực hiện cung ứng sản phẩm dịch vụ tới khách hàng trên các kênh phân phối. Trên cơ sở đó kịp thời có biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có đồng thời đề xuất loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả.

Trên cơ sở khai thác thế mạnh về mạng lưới, công nghệ thông tin, tiếp tục nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tiện ích đáp ứng nhu cầu

đa dạng của khách hàng. Bổ sung thêm những tính năng để gia tăng tiện ích cho khách hàng như vấn tin lãi suất tiền gửi tiết kiệm, vấn tin số dư tiết kiệm, tăng hạn mức chuyển khoản, … qua kênh mobike banking. Hoàn thiện các tính năng giao dịch qua Internet banking như chuyển khoản, gửi tiết kiệm online và những tiện ích khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Agribank trên thị trường. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định. Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng kịp thời thay bổ sung khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.

Cần phải thực hiện phân đoạn khách hàng để đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng tiền gửi, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm, …

Cần nghiên cứu triển khai các gói tín dụng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp chặt chẽ giữa cho vay- thanh toán- huy động vốn và các dịch vụ tiện ích khác như mobile banking, internet banking…; các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp theo nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng tổ chức.

Ngân hàng phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế quy trình nghiệp vụ, cụ thể: Ban hành đầy đủ các quy chế quy trình nghiệp vụ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Nhà nước, của NHNN Việt Nam; Kịp thời hướng dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NH. Đồng thời, hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình... phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng gửi tiền

Cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như chính sách của Nhà nước, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, sự phá hoại xuyên tạc hình ảnh tác động tiêu cực đến thông tin truyền thông của Ngân hàng .

Xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đói phó cũng như khắc phục kịp thời hầu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)