Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh tiền giang (Trang 68 - 69)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

2.5.1.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Mục tiêu của việc quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo sự an toàn trong hoạt động tín dụng và tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được. Khi nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng thì mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng trưởng tín dụng của MB Tiền Giang phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung và của kinh tế tỉnh Tiền Giang nói riêng. Khi tín dụng tăng trưởng thì sẽ kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng là điều khó trang khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng. Chính vì thế, MB Tiền Giang luôn chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng với mục tiêu “Tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng”.

2.5.1.2. Chính sách tín dụng

Nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của MB Tiền Giang theo đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra, chính sách tín dụng của MB Tiền Giang được xây dựng và thực thi trên những nội dung cơ bản sau đây:

Đa dạng hóa danh mục tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, khi mở rộng hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực sẽ giúp cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau quan tâm đến MB Tiền Giang nhiều hơn, nên sẽ dễ dàng hơn trong công tác huy động và phát triển gia tăng thị phần sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ trên toàn hàng, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi…; Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống phần mềm, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng. Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.

Quản lý điều hành bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được ủy quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh tiền giang (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)