Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh tiền giang (Trang 91 - 93)

9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.1. Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Xu hướng canh trạnh minh bạch hóa thông tin sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh. Do vậy, các ngân hàng thương mại nói chung và MB nói riêng không thể che dấu chất lượng tín dụng, vì điều này sẽ có hại cho chính ngân hàng. Kinh nghiệm quốc tế từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cho thấy, thị trường không những quan tâm đến những khoảng nợ xấu, mà quan trọng hơn là những khả năng chịu đựng, phản ứng linh hoạt của ngân hàng trong những tình huống khó khăn.

MB cần phải nhanh chóng rút kinh nghiệm thực hiện trong thời gian qua để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo nguyên tắc phân tán, đảm bảo tính độc lập của hệ thống này với hệ thống kinh doanh. Bộ phận chịu trách nhiệm về rủi ro tín dụng sẽ là một phần trong hệ thống này.

MB cần có bộ phận chịu trách nhiệm về thiết kế quy trình, chính sách quản trị rủi ro, các mô hình đo lường, đánh giá rủi ro, …Bộ phận này cần tách bạch với bộ phận trực tiếp tham gia quản lý rủi ro tín dụng (thẩm định, tái thẩm định, lập kế hoạch tí dụng, thiết kế sản phẩm mới …) có bộ phận chuyên trách như vậy thì công tác thiết kế quy trình, mô hình, rà soát tín dụng định kỳ mới có thể đẩy nhanh.

MB cần dự báo về sự phát triển ngành, nghề, thành phần, khu vực kinh tế và đưa ra những hạn mức tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của xu hướng phát triển đó cho toàn hệ thống MB. Ban hành chiến lược kinh doanh tín dụng và rủi ro tín dụng, khả năng chấp hành rủi ro phù hợp với quy mô tín dụng và mức độ rủi ro tối đa cho phép. Từ đó, chi nhánh có thể dựa vào chủ trương, chính sách tổng thể của MB để có kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống thông tin và kỹ thuật, phân tích để đo lường được rủi ro trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng. Hệ thống thông tin phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu danh mục đầu tư. Không ngừng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thu thập và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, hệ thống kiểm tra - kiểm soát nội bộ, bảo đảm cho Ban lãnh đạo tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi.

MB cần sớm ban hành quy trình tín dụng và hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng dành riêng cho các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh,… với yêu cầu thủ tục nhanh gọn để chi nhánh có thể đẩy mạnh công tác cho vay bán lẻ. Đồng thời thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi rút kinh nghiệm trong nội bộ cán bộ phụ trách tín dụng của Hội Sở và chi nhánh cho từng mảng nghiệp vụ trong quy trình tín dụng.

MB cần ban hành các quy chế nhằm nâng cao trách nhiệm cho cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi. Nên có quy định mức thưởng phạt rõ ràng ngay cả nâng lương trước hạn, vì cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng luôn phải đối mặt với rủi ro nên cần có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích, động viên cán bộ nhân viên làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

Tích cực tìm kiếm cơ hội đào tạo kết hợp với việc chủ động mở lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ tín dụng và ý thức đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên theo mô hình và phương thức các lớp bồi dưỡng kiến thức về rủi ro tín dụng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức của cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh tiền giang (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)