6. Phương pháp nghiên cứu
3.3.3 Đổi mới quản lý khâu thanh, quyết toán dự án
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, kiểm tra khối lượng nhà thầu đề xuất thanh toán so với khối lượng thực tế thi công, thanh toán khối lượng hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh) cho các nhà thầu theo hợp đồng và tổng hợp báo cáo người quyết định đầu tư về kết quả thực hiện và giải ngân của dự án hàng tháng. Tuyệt đối CĐT không được thanh toán khống khối lượng cho nhà thầu, nghiệm thu thanh toán rồi nhà thầu cam kết thực hiện khối lượng để tránh mất vốn. Như vậy là vi phạm về ĐTXD mặt khác khi đã lấy được tiền nhà thầu sẽ không triển khai thi công hoặc không thi công ngay và có thi công thì chất lượng rất hạn chế vì lúc này nhà thầu cậy thế là đã lấy được tiền.
- Cơ quan tài chính phải chịu trách nhiệm đảm bảo bố trí đủ vốn để CĐT thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng đã ký với nhà thầu, có trách nhiệm hướng dẫn CĐT các thủ tục cần thiết trong hồ sơ thanh quyết toán vốn. Cần có cơ chế cho việc tạo nguồn để chi trả cho khối lượng xây dựng hoàn thành (CĐT vay vốn để trả).
- Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng quy định khi CĐT trình đầy đủ hồ sơ đề nghị thanh toán theo quy định, tránh tình trạng Kho bạc Nhà nước đặt ra các quy định trái với luật, quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Tình trạng chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị quyết toán cao hơn giá trị thực tế, dự án hoàn thành chưa được quyết toán, quyết toán chậm khá phổ biến. Ủy ban nhân dân Thành phố Mỹ Tho cần chỉ đạo các ngành, các đơn vị trực thuộc rà soát nắm chính xác số lượng dự án ĐTXD trên địa bàn thành phố bằng vốn NSNN đã hoàn thành đến nay chưa được phê duyệt quyết toán theo quy định để có giải pháp xử lý. Đối với dự án mới hoàn thành cần hướng dẫn CĐT và nhà thầu lập báo cáo quyết toán theo đúngchế độ trong thời gian quy định.
- Cơ quan tài chính, cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm tra quyết toán phải có năng lực, trình độ chuyên môn về quản lý ĐTXD để phát hiện ra những sai sót có thể do khách quan hay chủ quan của CĐT, nhà thầu và các đơn vị tư vấn tham gia thực hiện dự án. Hiện nay đã có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng được quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác; chế biến; kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Tuy nhiên, quá trình thực thi đưa các quy định, các mức xử phạt vào thực tế vẫn còn chưa đạt hiệu quả do quy định về mức phạt còn thấp, công tác xử lý đối với các nhà thầu là chưa mạnh, còn vị nễ. Quy định về mức phạt trong hoạt động xây dựng nên gắn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và tình hình vi phạm thực tế để làm tăng tính hiệu quả.