6. Phương pháp nghiên cứu
3.4.5 Tăng tính chủ động cho chủ đầu tư trong xác định chi phí dự án xây dựng
hợp lý
Các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét, thẩm định và quyết định phê duyệt thường cắt giảm dự tóan điều chỉnh, TMĐT một cách hình thức theo ý chủ quan không có cơ sở khoa học và mất nhiều thời gian chờ có kết quả để tiếp tục thi công. Do đó đề tăng tính chủ động cho các chủ đầu tư, Nhà nước cần tạo điều kiện như sau:
Thứ nhất, chủ đầu tư được chủ động xác định tổng mức đầu tư. Như vậy, ngay từ lúc lập dự án. chủ đầu tư đã chủ động được câu chuyện chi phí, tránh được tình trạng điều chỉnh thường xuyên tổng mức đầu tư, trong khi lộ trình điều chỉnh này rất phức tạp và mất nhiều thời gian, làm giảm tính hiệu quả, kéo dài thời gian xây dựng.
Thứ hai, các chủ thể bao gồm: chủ đầu tư, nhà thầu và tổ chức tư vấn được phép điều chỉnh, xác định chi phí vật liệu xây dựng, yếu tố nhân công và chi phí máy móc theo cơ chế thị trường, phù hợp với từng nơi xây dựng công trình...Trước đây, giá vật liệu xây do liên sở tài chính quy định, cho nên khi giá vật liệu tăng lên hoặc giảm xuống phải chờ đợi hàng loạt văn bản điều chỉnh, khi thanh toán cũng phải chờ các văn bản được phê duyệt, mất rất nhiều thời gian.
Thứ ba, các chủ thể có thể chủ động lập và điều chỉnh dự toán đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, Nhà nước phải cập nhật chỉ số giá thường xuyên theo giá thị trường. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư tham khảo và tự quyết định chỉ số giá. Việc không phải áp dụng định mức ban hành chỉ số giá cứng như trước đây giúp cho việc điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế, làm cho quá trình thanh toán được nhanh hơn.
3.5 Một số kiến nghịđối với Ủy ban nhân dân Thành phố Mỹ Tho
Quan tâm, đôn đốc chuyên viên thực viện công tác thẩm định dự án, kế hoạch đấu thầu để rút ngắn thời gian phê duyệt. Việc tốn quá nhiều thời gian cho khâu phê duyệt quyết định hoặc xử lý các tờ trình như: gia hạn thời gian thực hiện dự án, phê duyệt danh mục, điều chỉnh.... tại Phòng Tài chính – Kế hoạch và Phòng Quản lý đô thị gây nên rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện và giải ngân dự án.
Chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch quan tâm sâu sát về việc bố trí kế hoạch vốn cũng như nguồn vốn ngân sách nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho Ban trong việc giải ngân kịp thời cho công tác bồi thường cũng như giải ngân cho nhà thầu nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
Giao Thanh tra thành phố hàng năm có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và tư vấn để tổ chức thi công tại công trường được an toàn tránh những sự cố xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng trong thời gian thi công như báo chí đã đăng tin. Cần có cơ chế hoạt động cho Thanh tra chuyên ngành xây dựng để thanh tra kiểm tra trách nhiệm, quy định cho các nhà thầu nhằm bảo vệ quyền lợi cho công nhân xây dựng tránh việc họ phải bỏ nghề vào làm công nhân các khu công nghiệp hiện nay.
Kết luận Chương 3
Quản lý chi phí dự án ĐTXD là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến rất nhiều chủ thể. Để nâng cao chất lượng quản lý chi phí dự án ĐTXD cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản nhiều vấn đề, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi phí dự án ĐTXD. Qua kết quả nghiên cứu về những khó khăn, bất cập hiện nay trong quản lý chi phí dự án ĐTXD. Đề tài đã đưa các giải pháp như: cải thiện kiểm soát chất lượng khảo sát, lập dự án ĐTXD,
cải thiện quản lý chất lượng đấu thầu, đổi mới quản lý khâu thanh, quyết toán dự án và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
Đề tài đã tập trung nghiên cứu giải quyết một số nội dung chính sau đây: - Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với quản lý dự án ĐTXD nói chung và quản lý chi phí các dự án ĐTXD sử dụng nguồn vốn NSNN ở Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang nói riêng trên cơ sở nghiên cứu các giáo trình, văn bản pháp quy hiện hành về quản lý chi phí ĐTXD của Nhà nước Việt Nam, các quá trình của chu kỳ đầu tư để phân tích nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của CĐT và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động ĐTXD. Thông qua các tài liệu, các kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
- Trên cơ sở lý luận về quản lý chi phí ĐTXD phân tích thực trạng quản lý chi phí các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN ở Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang làm rõ những tồn tại, những hạn chế về môi trường pháp lý, hệ thống tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn cũng như năng lực điều hành dự án để đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí của các dự án ĐTXD sử dụng nguồn vốn NSNN ở Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến quá trình quản lý dự án của các CĐT. Các giải pháp bao gồm: cải thiện công tác kiểm soát chất lượng khảo sát, lập dự án ĐTXD, cải thiện quản lý chất lượng đấu thầu, đổi mới quản lý khâu thanh, quyết toán dự án và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất Thành phố Mỹ Tho (2017-2019).
Báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng cơ bản năm 2017-2019. Tiền Giang; [2]. Bộ Tài chính - Vụ Tài vụ Quản trị (2005). Hệ thống các chính sách, chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Hà Nội;
[3]. Chính phủ (2015). Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Hà Nội;
[4]. Chính phủ (2015). Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hà Nội;
[5]. Chính phủ (2017). Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hà Nội;
[6]. Chính phủ (2018). Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Hà Nội;
[7]. Chính phủ (2018). Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hà Nội;
[8]. Nguyễn Đăng Dờn (2017). Giáo trình Tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017;
[9]. Nguyễn Văn Đáng (2007). Quản lý dự án xây dựng. Nhà Xuất bản tổng hợp năm 2007;
[10]. Đỗ Đình Đức, Bùi Mạnh Hùng (2013). Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nhà xuất bản Xây dựng năm 2013;
[11]. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2018). Quản lý chi phí đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Huyện Mộc Hoá, Tỉnh Long An. Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An;
[12]. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thanh Hà (2015). Giáo trình Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Nhà xuất bản Tài chính năm 2015;
[13]. Vũ Quang Lãm (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ và vượt dự toán dự án đầu tư công tại Việt Nam. Luận văn Tiến Sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;
[14]. Nguyễn Trọng Nhân (2015). Giải pháp nhằm thực hiện thành công các dự án đầu tư xây dựng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;
[15]. Trương Thị Hồng Thắm (2015). Quản lý và kiểm soát các chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH Xây dựng Hiệp Hưng Phát. Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;
[16]. Quốc hội (2013). Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Hà Nội;
[17]. Quốc hội (2014). Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019. Hà Nội.