Nhóm giải pháp liên quan đến kiểm soát chi NSNN trong quản lý đấu thầu mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong quản lý đấu thầu mua sắm tài sản công tại tỉnh long an (Trang 64 - 70)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến kiểm soát chi NSNN trong quản lý đấu thầu mua

thầu mua sắm TSC

3.2.2.1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư, bên mời thầu, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các nội dung sau: Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 04/4/2017 về tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước; Chỉ thị số 03/CT-BKHĐT ngày 24/5/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đẩy lùi tình trạng tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu; Chỉ thị

số 05/CT-UBND ngày 17/4/2018 của UBND tỉnh Long An về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An.

3.2.2.2. Các chủ đầu tư, bên mời thầu, các cơ quan, đơn vị thẩm định và quản lý công tác đấu thầu thực hiện nghiêm các nội dung, cụ thể như sau:

* Đối với chủ đầu tư, bên mời thầu

- Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật hiện

hành về đấu thầu để thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; đẩy nhanh tiến độ tổ chức lựa chọn nhà thầu (chú trọng đến thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT)/hồ sơ đề xuất (HSĐX), thẩm định, phê duyệt) và thực hiện hợp đồng; chỉ được phép tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tự quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền.

- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình, bảo đảm tổ chức lựa chọn nhà

thầu hiệu quả, nhanh chóng theo đúng quy định. Quán triệt và tập trung chỉ đạo chấn chỉnh ngay công tác đấu thầu bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả cao nhất.

- Việc đăng tải thông báo mời thầu và thông tin trong quá trình lựa chọn nhà

thầu

+ Việc công khai thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 2 Phần I Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 và tại Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT ngày 05/12/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Đăng tải công khai HSMT/HSYC trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định, khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của địa phương để tăng cường tính công khai trong đấu thầu. Nội dung thông báo kết quả đánh giá HSĐX kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu lý do nhà thầu bị loại để đảm bảo công khai, minh bạch và tránh khiếu nại, khiếu kiện. Đối với gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế, chủ đầu tư, bên mời thầu phải đăng tải đầy

đủ nội dung thông báo mời thầu/kết quả lựa chọn nhà thầu bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

+ Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, bắt buộc phải ghi rõ thông tin tên, số điện thoại, địa chỉ bên mời thầu, số điện thoại của cán bộ phụ trách phát hành HSMT/HSYC. Trường hợp sử dụng tư vấn đấu thầu để hỗ trợ việc phát hành HSMT/HSYC, thì có thể bổ sung thêm thông tin, số điện thoại, địa chỉ của tư vấn đấu thầu. Việc phát hành HSMT/HSYC được thực hiện ở cả địa chỉ của chủ đầu tư, bên mời thầu và tư vấn đấu thầu (nếu có). Bên mời thầu chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng nhà thầu bị cản trở, không thể tiếp cận thông tin trong đấu thầu, không mua được HSMT/HSYC với lý do như không có cán bộ trực bán, không có đủ HSMT/HSYC cần phải chụp HSMT/HSYC... hoặc bị cản trở nộp HSDT/HSĐX.

+ Công khai thông tin trong đấu thầu: Thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin trong đấu thầu theo đúng quy định tại Điều 8 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Điều 7, Điều 8 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng. Chủ đầu tư, bên mời thầu không tuân thủ quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

-Về lựa chọn nhà thầu qua mạng

+ Nghiêm túc thực hiện lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng theo kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 13/7/2016, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Công văn số 4652/BKHĐT-QLĐT ngày 05/7/2019 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư về việc thúc đẩy triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng đáp ứng chỉ tiêu nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Cụ thể, từ năm 2019 trở đi, đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phải thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu là 60% về tổng số lượng và 20% về tổng giá trị trên tổng số các gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh.

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có kế hoạch, bố trí cán bộ phụ trách công tác đấu thầu tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn thực hiện đấu thầu qua mạng để triển khai thực hiện. Chủ động đề xuất các gói thầu có thể áp dụng đấu thầu qua mạng bảo đảm đạt tỷ lệ theo yêu cầu. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đối với việc không hoàn thành chỉ tiêu thực hiện về đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định.

* Đối với đơn vị thẩm định

- Công tác thẩm định phải đảm bảo nguyên tắc độc lập, trung thực, khách quan,

công bằng; việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo quy định tại các Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo thẩm định phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định, có nhận xét, đánh giá đối với từng nội dung cụ thể và có kiến nghị phù hợp với quy định pháp luật.

- Cán bộ thực hiện thẩm định các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu

phải am hiểu pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan, có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực của gói thầu. Hoạt động độc lập khi tiến hành thẩm định, bảo đảm khách quan, trung thực, công bằng.

- Khi thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định chủ động đề xuất áp dụng đấu thầu qua mạng đối với những gói thầu đủ điều kiện trong trường hợp chủ đầu tư không chủ động trình để đảm bảo đạt chỉ tiêu, tỷ lệ các gói thầu đấu thầu qua mạng theo yêu cầu.

- Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định tại Điều 78 Luật Đấu thầu số

43/2013/QH13 và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

* Đối với cơ quan, đơn vị quản lý công tác đấu thầu

- Thường xuyên giám sát việc triển khai đấu thầu qua mạng tại các tổ chức, đơn

vị trong phạm vi quản lý của mình. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với những gói thầu chỉ có duy nhất 01 nhà thầu tham dự và xử lý nghiêm chủ đầu tư, bên mời thầu và các bên liên quan nếu phát hiện hành vi vi phạm, không đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu.

- Tăng cường tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên sâu về đấu thầu. Nâng

cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung kiểm tra các gói thầu quy mô lớn, phức tạp và các gói thầu có nhiều kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, các gói thầu thực hiện chỉ định thầu, dự án chỉ định nhà đầu tư. Cơ quan thanh tra, kiểm tra chú trọng công tác theo dõi việc khắc phục các tồn tại sau các cuộc thanh tra, kiểm tra, đảm bảo thực hiện nghiêm túc những nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra hoặc tiếp tục để xảy ra vi phạm.

- Quá trình giám sát, theo dõi và kiểm tra trong đấu thầu phải được thực hiện

theo đúng quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu. Đăng tải đầy đủ về kết quả thanh tra, kiểm tra về đấu thầu theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã phê duyệt theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 06/2017/TT-BKHĐT để phục vụ việc theo dõi, giám sát đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.

- Thường xuyên nắm bắt các thông tin, phản ánh, kiến nghị về các hành vi tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu để kịp thời xác minh, xử lý. Trường hợp cần thiết hoặc phát hiện những vi phạm nghiêm trọng, cần chủ động đề xuất các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Căn cứ mức độ vi phạm, đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định theo đúng quy định tại Điều 123 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

*Đối với KBNN tỉnh, thành phố, thị xã:

Thứ nhất, phối hợp với cơ quan tài chính đảm bảo đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư tại mọi thời điểm; thực hiện kiểm soát thanh toán ngay khi nhận được đầy đủ hồ sơ do đơn vị gửi đến theo quy định, không được để tồn đọng hồ sơ tại KBNN mà không có lý do chính đáng.

Thứ hai, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công và các nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, phấn đấu giải ngân 100% dự toán chi đầu tư phát triển được giao.

Thứ ba, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, cần chủ động trao đổi và hướng dẫn để các đơn vị hoàn thiện hồ sơ thục tục thanh toán theo quy định, tránh để đơn vị phải đi lại nhiều lần; thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi bằng tiền mặt theo quy định của Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính.

Thứ tư, đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương làm thủ tục thu hồi ứng trước vốn đầu tư theo Quyết định số 2131/QĐ-TTg ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2018.

Thứ năm, định kỳ hàng quý, KBNN các cấp phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tọa đàm với chủ đầu tư để trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn đầu tư nhất là các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp; đồng thời tổng

hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền để có biện pháp tháo gỡ kịp thời nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2018.

Thứ sáu, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công hàng tháng, quý, năm, đảm bảo số liệu chính xác và được cập nhật kịp thời nhằm phục vụ việc điều hành của các cấp lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong quản lý đấu thầu mua sắm tài sản công tại tỉnh long an (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)