Sự mở rộng về quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng dịch vụ e banking tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 37 - 38)

8. KẾT CẤU LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU

1.3.1. Sự mở rộng về quy mô

- Số lượng các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử: Số lượng này càng nhiều càng cho thấy sự phát triển về quy mô của sản phẩm, qua đó ngân hàng mở rộng nguồn cung đa dạng, quảng bá hình ảnh và vị thế của ngân hàng.

- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử: Đây là tiêu chí đánh giá chung của bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Tiêu chí này phản ảnh thực chất dịch vụ ngân hàng điện tửđã phát triển tốt hay chưa, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không chứ không phải là chỉ tiêu số lượng khách hàng có đăng ký dịch vụ. Bởi vì dù số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ có cao nhưng số lượng khách hàng không sử

dụng dịch vụ lớn thì ngân hàng đó vẫn chưa làm tốt công tác phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Doanh số giao dịch ngân hàng điện tử: Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá sự phát triển của dịch vụ này tại các ngân hàng. Nếu doanh số này tăng, ngân hàng mở

rộng địa bàn cung ứng dịch vụ của mình thì chứng tỏ dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển và ngược lại. Doanh số giao dịch ngân hàng

- Doanh thu từ phí dịch vụ ngân hàng điện tử: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy tổng số lượng giao dịch điện tử từng loại hình nhân với phí giao dịch từng loại hình. Doanh thu này là tổng số tiền phí mà ngân hàng thu được từ các phí giao dịch điện tử như phí phát hành, phí thanh toán thẻ tín dụng,… Chỉ tiêu này phản ánh việc ứng dụng, sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Vì thế đây được xem là một trong những tiêu chí đánh giá sự sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng dịch vụ e banking tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)