Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch cấp xã tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 49 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những mặt mạnh, thì công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ở huyện Lục Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế về năng lực như:

- Chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch xã còn có mặt hạn chế chưa đáp ứng được hết yêu cầu nhiệm vụ được giao Trên địa bàn huyện vẫn còn 11/48 người chưa có bằng trung cấp luật ( chiếm 23 % ) nên việc tiếp cận các văn bản luật, cách thức, trình tự giải quyết công việc còn nhiều lúng túng. Bên cạnh đó, số lượng công chức trẻ có ít kinh nghiệm chiếm tới 50%, số lượng người làm công tác Tư pháp - Hộ tịch dưới 5 năm cũng chiếm tới 42,31 %, đây cũng là một vấn đề khó khăn trong công tác thực hiện nhiệm vụ đối với công tác Tư pháp - Hộ tịch. Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch xã tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu khối lượng và mức độ phức tạp của công việc đặt ra trong tình hình mới. Đây là một trong những hạn chế cần có biện pháp để khắc phục trên nguyên tắc bảo đảm biên chế hợp lý và thực hiện có hiệu quả công việc được giao.

bản thân, giảm sút ý chí phấn đấu. Vẫn còn hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu gây phiền hà cho người dân, tình trạng mất đoàn kết nội bộ có nơi vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, tính năng động, chủ động sáng tạo của người công chức chưa cao, còn trông chờ vào sự trợ giúp của cấp trên, chưa dám tự giải quyết công việc và tự chịu trách nhiệm.

- Sự mất ổn định của công chức Tư pháp - Hộ tịch xã do công tác quy hoạch cán bộ, công chức tại cơ sở qua số liệu thống kê các xã trên địa bàn huyện Lục Nam hiện nay số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch xã có thời gian công tác trên 05 năm lâu năm chiếm trên 57,69 %. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong những năm qua, nhiều công chức Tư pháp - Hộ tịch xã đã thay đổi vị trí công tác khác do công tác quy hoạch cán bộ ở cơ sở như bầu bổ sung vào Hội đồng nhân dân, bổ nhiệm vào các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, ... Đây là điều kiện thuận lợi nhưng cũng tạo ra khó khăn cho công tác tư pháp xã vì những người được thuyên chuyển thường là những người được đào tạo, bồi dưỡng, có bề dày kinh nghiệm trong khi những người thay thế có trình độ nhưng lại chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm.

- Chế độ chính sách đãi ngộ đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch xã còn chưa hợp lý. Trong những năm qua, Chính phủ đã nhiều lần đưa ra các chính sách đãi ngộ công chức bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: Tiền lương, thưởng, phụ cấp chức vụ, trợ cấp khó khăn, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ ốm, nghỉ phép hàng năm,... Nhưng thực tế ở một số địa phương có điều kiện kinh tế khá phát triển như ở huyện Lục Nam thì với mức lương, phụ cấp như hiện nay người công chức Tư pháp - Hộ tịch xã vẫn chưa đảm bảo ổn định, chưa thực sự trở thành động lực để người công chức Tư pháp - Hộ tịch xã yên tâm làm việc, cống hiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch cấp xã tại huyện lục nam tỉnh bắc giang (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)