Giải pháp quản trị điều hành trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh tiền giang (Trang 59 - 60)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH TIỀN GIANG

3.2.2 Giải pháp quản trị điều hành trong hoạt động tín dụng

Định kỳ rà soát nhằm phân công hợp lý đội ngũ làm công tác tín dụng từ lãnh đạo đến nhân viên. Trên cơ sở qui hoạch cán bộ, bổ nhiệm đủ số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát, phê duyệt khoản vay, đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu, quy định của ngành. Nghiêm túc bố trí lại cán bộ làm công tác tín dụng theo định hướng đã đề ra ở trên, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ cán bộ làm tín dụng đạt 45%/tổng số cán bộ nhân viên toàn chi nhánh.

Căn cứ yêu cầu công tác tín dụng, tiếp tục xây dựng các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý khoản vay, thông tin báo cáo cho lãnh đạo trong điều hành. Việc khai thác số liệu phục vụ quản lý khách hàng và quản lý tín dụng nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động của cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý công tác tín dụng.

Bố trí đủ số lượng cán bộ có năng lực đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu của công tác tín dụng, chú trọng cán bộ trẻ có năng lực để quản lý các khoản cho vay doanh nghiệp, cho vay cá nhân có quy mô sản xuất kinh doanh lớn. Thực hiện đổi địa bàn CBTD theo quy định. Chú ý đổi địa bàn phải đảm bảo ổn định và phát triển, bố trí cán bộ cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh đa năng trên địa bàn.

Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của người cán bộ ngân hàng; Kiên quyết chỉđạo cán bộ viên chức và đoàn viên công đoàn Eximbank Tiền Giang không vi phạm các chế độ, chính sách, pháp luật, quy chế của ngành, địa phương.

Quán triệt để cán bộ nhân viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn yêu cầu: Mở rộng tín dụng phải gắn liền với nâng cao với chất lượng. Xác định đây là một vấn đề liên quan đến sự sống còn của một chi nhánh, của toàn tỉnh, là cơ sởđể đánh giá năng lực, trình độ, chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo lãnh đạo, sự nỗ lực của cán bộ nhân viên.

Tổ chức giao các chỉ tiêu thi đua đến từng CBTD, thực hiện tốt cơ chế phân phối, tạo động lực đối với CBTD trong công tác. Các chi nhánh và các phòng nghiệp vụ thường xuyên đánh giá năng lực cán bộ để có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp. Việc bố trí sắp xếp cán bộ dựa trên cơ sở năng lực và sở trường của từng người; có kiến thức, trình độ nghiệp vụ cơ bản, có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao, bố trí phù hợp với điều kiện của từng công việc cụ thể.

Làm tốt công tác quản trị rủi ro, giám sát từ xa, cảnh báo khoản vay có khả năng xảy ra nợ xấu, có khả năng xảy ra rủi ro.

Đề xuất lãnh đạo giải pháp xử lý nợ xấu, nợ XLRR, nợ bán cho VAMC. Làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề về tín dụng.

Tham mưu lãnh đạo về công tác đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tín dụng; Tổ chức hội thi chuyên đề về tín dụng.

Tham mưu lãnh đạo tổ chức giao ban tín dụng hàng tháng. Hàng năm xây dựng báo cáo tổng kết đề án mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Đề xuất lãnh đạo vềđịnh hướng đầu tư, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý, hạn chế tốt nhất về rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh tiền giang (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)