Giải pháp hạn chế rủi ro từ phía ngân hàng 1 Xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh tiền giang (Trang 60 - 62)

VIỆT NAM – CHI NHÁNH TIỀN GIANG

3.2.3 Giải pháp hạn chế rủi ro từ phía ngân hàng 1 Xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý

3.2.3.1 Xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý

Hằng năm, dựa trên tình hình hoạt động của Ngân hàng, Phòng Chính sách tín dụng cần xây dựng danh mục đầu tư, trong đó chú trọng ngành nào cần đầu tư phát triển, ngành nào cần hạn chế đầu tư. Việc xác định danh mục đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Một trong những phương pháp

loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, động sản.... Danh mục này cần được giám sát, theo dõi chặt chẽ bởi Phòng Quản lý Rủi ro tín dụng nhằm phát hiện kịp thời, giảm đầu tư vào những ngành đã tăng trưởng quá nóng, tăng cường đầu tư vào những ngành có tiềm năng phát triển. Quản lý danh mục đầu tư cần được giám sát thường xuyên theo ngành, lĩnh vực đầu tư, theo mặt hàng, theo khách hàng/nhóm khách hàng có liên quan... xem có phù hợp với chính sách phát triển tín dụng từng thời kỳ của Ngân hàng, tình hình thị trường, kinh tế, xã hội hay không? Từđó, Ngân hàng sẽđưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, trong khi vẫn đảm bảo được mục tiêu chính là tăng trưởng tín dụng hợp lý, tăng thu nhập, lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong giai đoạn tới, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần chuyển dịch danh mục đầu tư của mình theo hướng: tăng tỷ trọng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), giảm tỷ trọng đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước; tăng đầu tư cho các ngành sản xuất, ngành dịch vụ, giảm đầu tư cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, Ngân hàng cần ưu tiên cho vay ngoại tệ cho các khách hàng có nguồn ngoại tệ đầu ra như các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp xuất khẩu.

Danh mục đầu tư của Ngân hàng ngoài việc phân chia theo ngành, lĩnh vực đầu tư, còn nên phân chia theo thời gian cho vay. Trong đó, Ngân hàng cần thận trọng khi đầu tư vốn quá mức cần thiết vào các dự án cho vay dài hạn vì cho vay dài hạn thường gặp nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn. Hơn nữa vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn do người gửi tiền luôn có tâm lý e ngại sự trượt giá của đồng tiền. Nếu xảy ra những biến động bất thường người gửi tiền rút khỏi ngân hàng cùng lúc với số vốn lớn thì ngân hàng sẽ có nguy cơ mất khả năng chi trả, hay nặng hơn là mất khả năng thanh toán do các khoản vay dài hạn chưa thu hồi được, hậu quả xấu hơn là khủng hoảng tài chính tiền tệ có nguy cơ xảy ra. Trong một số trường hợp, khi danh mục đầu tư cho một lĩnh vực đã gần đạt tỷ lệ tối đa cho phép, nhưng xét thấy dự án vay vốn có hiệu quả và Ngân hàng có thể kiếm lời thông qua các gói dịch vụ đi kèm như phát hành thư tín dụng, thanh toán, thấu chi... thì Ngân hàng có thể xem xét cho vay. Một trong những giải pháp tận dụng cơ hội trong trường hợp này là cho vay đồng tài trợ. Khi cho vay đồng tài trợ, mỗi ngân hàng tham gia đều có thế mạnh riêng nên có

thể phối hợp với nhau trong khâu thẩm định dự án, giám sát sử dụng vốn vay và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cũng như giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

3.2.3.2 Thu thập, phân tích thông tin đầu vào về ngành hàng/khách hàng/doanh nghiệp/dự án để có định hướng phù hợp ngay từđầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh tiền giang (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)