VIỆT NAM – CHI NHÁNH TIỀN GIANG
3.2.3.5 Giám sát, xử lý nợ xấu
cũng như khách quan (chính sách điều hành tỷ giá của nhà nước thay đổi...). Trong đó, giám sát các khoản nợ ngay từ khi nợ xấu chưa phát sinh là biện pháp cần được coi trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro khi cho vay ngoại tệ. Để dần phù hợp với các thông lệ quốc tế Basel II, chuẩn mực quốc tế IAS 39 và thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (phân loại nợ theo phương pháp định tính), Ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng thông qua việc đánh giá tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, uy tín của khách hàng với Ngân hàng.
Ngoài ra, giám sát rủi ro còn được thể hiện ở việc cán bộ khách hàng, cán bộ tác nghiệp thực thi các quy trình, quy chế, quy định hiện hành của Ngân hàng.
Cán bộ khách hàng: thường xuyên gặp gỡ khách hàng, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm thường xuyên, định kỳ 3 tháng (với khoản vay ngắn hạn) hoặc 6 tháng (với khoản vay trung, dài hạn). Việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ sẽ giúp Eximbank Tiền Giang nhanh chóng phát hiện những rủi ro, từ đó sẽđưa ra các biện pháp nhanh chóng, kịp thời nhằm ngăn ngừa, khắc phục rủi ro.
Cán bộ tác nghiệp: giám sát từng tài khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, thực hiện tính toán mức độ thiệt hại của ngân hàng khi rủi ro xảy ra (trích lập dự phòng cụ thể...), báo cáo hạn mức, việc thực thi các điều khoản trong hợp đồng.
Xử lý nợ xấu là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho Ngân hàng. Để công tác xử lý nợ xấu có hiệu quả, việc trước tiên cần thực hiện là thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của khách hàng, định kỳ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng (thông qua các báo cáo tài chính hàng quý), nguồn thu, tiền mặt của khách hàng (các tài khoản tiền gửi), xếp hạng tín dụng khách hàng thường xuyên thông qua cả hai phương pháp định tính và định lượng. Từ đó nhanh chóng phát hiện ra sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Khi phát sinh nợ xấu cần chuyển hồ sơ sang bộ phận xử lý nợ xấu, cán bộ thuộc bộ phận xử lý nợ cần tiến hành các nhiệm vụ sau:
Rà soát khoản vay và tài sản bảo đảm; kiểm tra và đánh giá lại giá trị của tài sản.
Thu thông tin cập nhật về khách hàng như thông tin về khả năng, thiện chí trả nợ của khách hàng, người bảo lãnh vay vốn; đánh giá khả năng tài chính hiện tại của khách hàng.
Kiên quyết xử lý trách nhiệm, tài sản thế chấp; đồng thời phân tích kỹ tình hình để có cách tiếp cận đúng đắn; đưa ra những giải pháp phù hợp khi cơ cấu nợ cho khách hàng. Theo đó, Ngân hàng có thể áp dụng các chiến lược duy trì hoặc rút lui.
Chiến lược duy trì được áp dụng đối với các khách hàng có mối quan hệ bền vững, tốt đẹp với ngân hàng. Đó là những doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển nhưng đang gặp khó khăn về tiền mặt trong thời gian ngắn. Với nhóm khách hàng này, Ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn để giảm thiệt hại cho cả hai bên như cơ cấu, thương thảo lại số tiền, kỳ hạn trả nợ cho khách hàng, tiếp tục cho vay vốn để vực lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiến lược rút lui được áp dụng với các khách hàng mất khả năng hoàn trả; khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo. Khi các khoản vay không thể trả được hoặc không thể tiếp tục duy trì mà không làm phương hại đến vị thế ngân hàng thì Ngân hàng có thể ngừng giải ngân, đơn phương chấm dứt khoản vay, phát mại tài sản thế chấp, thu hồi công nợ của khách hàng, khiếu kiện, đòi bồi thường... Ngân hàng cần thành lập bộ phận xử lý nợ chuyên trách theo dõi quản lý nợ xấu trên cơ sở kết hợp giữa bộ phận pháp chế và bộ phận tín dụng. Bộ phận xử lý nợ có trách nhiệm đôn đốc, thu hồi nợ xấu. Bên cạnh đó, việc kiên quyết xử lý nợ tồn đọng, xử lý những khoản nợ nằm ở các dự án hoạt động không có hiệu quả của những doanh nghiệp đã giải thể hoặc hoạt động kém cũng cần được Ngân hàng áp dụng. Việc giải quyết nợ tồn đọng sẽ góp phần giải phóng nguồn vốn bị đóng băng, giúp ngân hàng thu hồi vốn để mở rộng hoạt động tín dụng và phát triển. Ngoài ra, cần xây dựng một quy chế, chế tài xử lý trách nhiệm với cá nhân, tập thểđể xảy ra nợ xấu khi tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống trên 5%; tích cực xử lý tài sản thế chấp nhằm giảm thiểu, thu hồi nợ xấu như phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý gọn các vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong một số trường
hợp cần thiết Ngân hàng có thể bán nợ cho các ngân hàng khác hay đối tác của khách hàng nhằm thu hồi một phần hay toàn bộ nợ xấu, tránh bịđọng vốn trong kinh doanh.