1 Nghiên cứu điều tra và phân tích 3 2 2 Xây dựng công cụ thống kê
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NAM
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NAM
3.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Từ thực trạng trong chương 2, công tác xác định nhu cầu và đánh giá của đơn vị còn sơ sài
Cần bổ sung bước xác định nhu cầu đào tạo vào quy trình. Xác định nhu cầu là bước rất quan trọng nó ảnh hưởng đến các bước còn lại. Tại đơn vị việc xác định nhu cầu cần thực hiện theo tiêu chuẩn đã đề ra nghĩa là trước tiên phải đánh giá nhu cầu của từng đơn vị sau đó gửi danh sách, lãnh đạo sẽ xem xét cân đối và quyết định.
Cần bổ sung bước đánh giá kết quả đào tạo năm trước vào quy trình. Công tác đánh giá được thực hiện tốt sẽ giúp cho việc xác định nhu cầu được tốt hơn. Từ bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc sẽ biết được đối với những công việc nào cần có kiến thức, kỹ năng , trình độ nào và cán bộ viên chức đã đáp ứng được chưa. Từ đây các yếu tố cần đào tạo thêm sẽ được xác định rõ ràng giúp xác định nhu cầu chính xác hơn. Muốn vậy, cần phải xây dựng bảng mô tả công việc và hoàn thiện các bảng phân tích công việc, từ các nguồn cần thiết như sau: .
Bảng 3.2. Dự kiến nhu cầu đào tạo của Cục Thống kê Quảng Nam
Đối tượng
Các loại hình
đào tạo Yêu cầu, mục tiêu đặt ra
Lao động trực tiếp
Đào tạo nâng cao tay nghề
90% đạt loại khá, giỏi trong bài kiểm tra đánh giá kết quả của học viên vào cuối nội dung đào tạo Sau khóa đào tạo, học viên được cấp trên đánh giá đảm nhiệm tốt vị trí công việc được chỉ bảo, kèm cặp trong khóa đào tạo.
Đào tạo nâng bậc
90% đạt yêu cầu nâng bậc
Nắm được các kiến thức và kỹ năng nghề được đào tạo
Huấn luyện an toàn lao động
Sau khi đào tạo, giảm thiểu được 20% số vụ tai nạn lao động Lao động gián tiếp Chuyên môn, nghiệp vụ
90% đạt loại khá, giỏi trong bài kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo
Sau đào tạo, học viên nắm vững được các kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc Đào tạo giám sát và
quản lý
90% đạt loại khá, giỏi trong các khóa học
Sau đào tạo, học viên thực hiện được ít nhất một bản kế hoạch viết về thực trạng và chiến lược phát triển của Cục Thống kê Quảng Nam trong lĩnh vực mình được đào tạo
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Đối với từng đối tượng cụ thể, Cục Thống kê Quảng Nam phải đề ra mục tiêu mà họ cần đạt được sau mỗi khóa đào tạo. Những mục tiêu này vừa là chỉ tiêu cụ thể định hướng cho việc triển khai đào tạo, vừa là căn cứ để đánh giá hiệu quả đào tạo một cách rõ ràng sau khi kết thúc khóa đào tạo.
Sau khi xác định mục tiêu đào tạo, Cục Thống kê Quảng Nam cần phổ biến tới toàn bộ các phòng ban và cán bộ, công cán bộ viên chức trong Cục Thống kê Quảng Nam cùng phối hợp thực hiện.
Lập bản kế hoạch hoá nhân lực
Kế hoạch đào tạo nhân lực sẽ xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của Cục Thống kê Quảng Nam cần đào tạo bao nhiêu người với kỹ năng như thế nào, trình độ ra sao. Trên cơ sở đó giúp Cục Thống kê Quảng Nam lập được kế hoạch đào tạo một cách chi tiết cụ thể. Kế hoạch đào tạo nhân lực bao gồm 4 giai đoạn sau:
GĐ1: Phân tích tình hình sử dụng nhân lực và dự đoán cung về nhân lực
GĐ2: Dự đoán về nhu cầu nhân lực GĐ3: Cân đối cung cầu nhân lực
GĐ4: Xây dựng các giải pháp để thực hiện
Đây là 4 bước xác định kế hoạch nhân lực một cách chính xác, Cục Thống kê Quảng Nam thực hiện đúng theo tiến trình này sẽ xác định được kế hoạch nhân lực và nhu cầu nhân lực của mình trong tương lai, từ đó xác định kế hoạch đào tạo một cách chính xác. Cục Thống kê Quảng Nam nên có nhiều phương pháp để lựa chọn đối tượng đào tạo như khuyến khích cán bộ viên chức tự đăng ký học tập gửi lên Phòng tổ chức hành chính hay dựa vào yêu cầu trình độ cán bộ viên chức gắn với từng thời kỳ phát triển của Cục Thống kê Quảng Nam.
Thực hiện phân tích công việc
Việc xác định nhu cầu đào tạo phải được dựa trên cơ sở phân tích công việc trong Cục Thống kê Quảng Nam để có thể xác định những công việc nào hiện nay đang là trọng tâm và phù hợp với yêu cầu hoạt động của Cục Thống kê Quảng Nam.
Bảng 3.3. Đề xuất bảng mô tả công việc
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Từ việc xác định được công việc trọng tâm trong từng thời kỳ mà có thể xác định được những kỹ năng và kiến thức cần được đào tạo cho cán bộ viên chức của Cục Thống kê Quảng Nam. Để thực hiện được việc phân tích công việc một cách hiệu quả Cục Thống kê Quảng Nam cần xây dựng đầy đủ bản mô tả công việc, bản yêu cầu thực hiện công việc...với từng vị trí, chức danh công việc.
Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc đem lại những thông tin cụ thể về những kỹ năng mà cán bộ viên chức chưa có hoặc còn yếu trong quá trình thực hiện công việc. Từ đó xác định chính xác hơn việc cán bộ viên chức cần đào tạo kỹ năng, bổ sung kiến thức nào để đáp ứng theo yêu cầu công việc đặt ra.
Có thể thấy việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của Cục Thống kê Quảng Nam còn sơ sài và chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Vì vậy việc đánh giá của Cục Thống kê Quảng Nam chưa thực sự mang
lại hiệu quả. Để thực hiện tốt việc xác định nhu cầu đào tạo, Cục Thống kê Quảng Nam cần phải xây dựng hệ thống và phương pháp đánh giá công việc.
Bảng 3.4. Bảng đánh giá thực hiện công việc
Chỉ tiêu Xuất
sắc Khá
Trung
bình Yếu Kém
Số lượng (lượng sản phẩm sản xuất) 5 4 3 2 1 Chất lượng (chất lượng sản phẩm đã làm) 5 4 3 2 1
Số ngày có mặt 5 4 3 2 1
Tinh thần trách nhiệm 5 4 3 2 1 ……….. ….. ….. ….. ….. …… Ý thức bảo vệ của công 5 4 3 2 1
Tổng điểm …… ….. ….. ….. …….
( Nguồn: tác giả tổng hợp)
Sau khi tổng hợp điểm từng chỉ tiêu, phân lao động ra các loại A, B, C. Trên cơ sở đó lựa chọn các hình thức, nội dung đào tạo phù hợp để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ viên chức.
Ngoài ra, để đánh giá trình độ năng lực cán bộ, công cán bộ viên chức hiện có; ta có thể sử dụng bảng tự thuật để cán bộ viên chức tự đánh giá về kết quả thực hiện của mình, kết hợp cùng với ý kiến nhận xét của lãnh đạo trực tiếp để đưa ra kết luận đánh giá đối với cán bộ viên chức đó. Để việc đánh giá thực hiện công việc đạt hiệu quả cao, Cục Thống kê Quảng Nam nên chú ý một số điểm:
Đào tạo người đánh giá: Cục Thống kê Quảng Nam nên đào tạo người
đánh giá để họ hiểu được mục đích của việc đánh giá, hiểu biết và vận hành hệ thống đánh giá cũng như các phương pháp đánh giá thực hiện công việc và thông tin cho cán bộ viên chức. Có như vậy kết quả đánh giá thực hiện công việc mới chính xác, đảm bảo công bằng và đạt hiệu quả.
Xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công cán bộ viên chức với từng chức năng công việc cụ thể và có sự phản hồi từ cán bộ viên chức trực tiếp.
hoá một cách chính xác bằng các chỉ tiêu kinh tế mang lại.