Chú trọng công tác đánh giá sau đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại cục THỐNG kê QUẢNG NAM (Trang 100 - 101)

1 Nghiên cứu điều tra và phân tích 3 2 2 Xây dựng công cụ thống kê

3.2.7. Chú trọng công tác đánh giá sau đào tạo

Thường xuyên đánh giá, so sánh những cán bộ công chức đã qua đào tạo với những người chưa qua đào tạo; thông qua kỹ năng làm việc xem họ đã áp dụng được những gì trong thực tế công việc, thông qua kiểm tra các kiến thức mà họ đã học.

Mỗi năm nên tổ chức khảo sát, đánh giá một đến hai lần. Cục Thống Kê Quảng Nam thường xuyên thống kê trình độ bình quân, các kết quả đào tạo và thông báo cho cán bộ biết, thông báo kết quả của những người vừa qua đào tạo, đồng thời nêu lên các chỉ tiêu về trình độ trong những năm tới.

Các phương pháp đánh giá:

Đánh giá kết quả nội dung đào tạo thông qua ý kiến nhận xét của học viên: Cục thống kê Quảng Nam có thể lấy ý kiến của họ về mục tiêu đào tạo

có hợp lý không, phương pháp giảng dạy có hiệu quả không, trình độ của học viên cao hay thấp. Cần xây dựng bảng đánh giá để lấy ý kiến của các học viên ở các mức độ và nội dung tập trung vào các vấn đề như ý kiến đánh giá chung về chất lượng đào tạo, đánh giá về vấn đề của nội dung đào tạo có phù hợp với thực tiễn, phù hợp với công việc, có đề nghị gì khi tham gia khoá đào tạo… Việc đánh giá dựa vào nhận xét của đại đa số cán bộ công chức tham gia sẽ làm cho kết quả đánh giá có tính khách quan hơn giúp hoàn thiện hơn công tác đánh giá của Cục thống kê Quảng Nam.

Sử dụng phương pháp đánh giá cụ thể để đánh giá tình hình thực hiện công việc của cán bộ công chức. Có thể thực hiện đánh giá đó theo hai phương pháp: Dùng phương pháp mức điểm để đánh giá tình hình thực hiện

công việc của người lao động sau đào tạo, theo phương pháp này có thể đánh giá kết quả thông qua một thang điểm mẫu. Phương pháp này liệt kê các yếu tố chủ yếu của một cán bộ công chức khi thực hiện công việc của mình như số lượng, chất lượng, hành vi. Các yêu cầu được đánh giá ở đây bao gồm các đặc điểm liên quan đến công việc ( số lượng, chất lượng, điều kiện làm việc…) và các đặc tính có liên quan đến cá nhân con người ( độ tin cậy, sáng kiến…). Sau đó thông qua biểu mẫu các nhà quản trị sẽ dùng phương pháp quan sát và phỏng vấn để đánh giá trình độ học viên trong một thời gian vừa đủ sau đó sẽ nhận xét cụ thể.

Phương pháp định lượng: Để đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động sau đào tạo. Phương pháp này giúp cho các nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quát, chính xác, rõ ràng về sự thực hiện công việc của cán bộ công chức. Phương pháp này gồm có các bước:

Bước 1. Xác định được các yêu cầu chủ yếu khi thực hiện công việc : Cần phải cho người lao động biết họ cần đạt được những yêu cầu công việc gì sau khi kết thúc khoá học. Ở đây số lượng yêu cầu đặt ra không nên quá nhiều hoặc quá ít.

Bước 2. Phân loại mức độ thoả mãn nhu cầu khi thực hiện công việc. Mỗi một nhu cầu cần có 5 mức độ là xuất sắc, khá, trung bình, yếu, kém. Kết thúc khoá học mức độ yếu, kém không thể chấp nhận được, mức độ xuất sắc thể hiện cán bộ công chức hoàn toàn đáp ứng yêu cầu cao nhất của công việc.

Bước 3. Đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhóm nhu cầu. Các yêu cầu khác nhau sẽ có tầm quan trọng khác nhau đối với hiệu quả thực hiện công việc.

Bước 4. Đánh giá tổng hợp về năng lực thực hiện của người lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại cục THỐNG kê QUẢNG NAM (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w