1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.2.5. Lập và công bố báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ
Báo cáo quyết toán: Qua nghiên cứu thực tế tại đơn vị thì luận văn thấy rằng hệ thống báo cáo quyết toán tại đơn vị hiện nay vẫn sử dụng mẫu ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC chưa áp dụng theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017. Công tác lập Báo cáo quyết của đơn vị về cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, thẩm định quyết toán ngân sách hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước, tuy nhiên các cáo báo này mới chỉ phản ánh một phần kết quả hoạt động của đơn vị, chưa phản ảnh đầy đủ toàn bộ các hoạt động thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị.
Báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính tại đơn vị hiện nay được xây dựng trên cơ sở quy định của Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC chưa áp dụng theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017. Công tác lập Báo cáo tài chính của đơn vị về cơ bản đều chấp hành đúng quy định về chế độ lập báo cáo, đảm bảo đúng nội dung,
phương pháp lập… nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, thẩm định quyết toán hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, nguồn thu của đơn vị.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy, việc lập báo cáo tài chính đơn vị được thực hiện chủ yếu vào cuối năm mà chưa thực hiện lập báo cáo tài chính hàng quí, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời đến chỉ huy đơn vị. Nội dung của một số báo cáo như Báo cáo thu - chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa tổng hợp đầy đủ các nguồn thu, chi của đơn vị và chưa chi tiết theo từng hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay đối với việc lập Bảng cân đối tài khoản chỉ là một phương pháp kế toán dùng để kiểm tra tính cân đối số liệu các tài khoản kế toán trên Sổ cái. Bảng cân đối tài khoản chưa cung cấp đầy đủ thông tin để phản ánh thực trạng tình hình tài chính của đơn vị HCSN. Bên cạnh đó, việc lập Thuyết minh báo cáo tài chính được đơn vị lập sơ sài, không có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dẫn đến khó phân tích nhằm đánh giá những nguyên nhân để giúp người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính của đơn vị.
Cụ thể, hệ thống báo cáo tài chính được lập ở Đoàn bao gồm: - Bảng cân đối tài khoản;
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; - Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động;
Báo cáo nội bộ: Nghiên cứu cũng cho thấy hệ thống Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin quản lý nội bộ của đơn vị còn sơ sài, chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ yêu cầu của nhà quản lý. Do chỉ huy chưa quan tâm đúng mức đến việc lập các báo cáo kế toán phục vụ cho việc cung cấp thông tin quản trị nội bộ. Các báo cáo kế toán ở đơn vị thường được lập mang tính riêng lẻ, tự phát theo yêu cầu đột xuất của chỉ huy mà không mang
tính bao quát các hoạt động của Đoàn, không gắn kết được các hoạt động với nhau để có những thông tin hữu ích phục vụ nhu cầu lãnh đạo. Chưa theo dõi và cung cấp thông tin chi tiết tình hình sử dụng tài sản cho từng hoạt động, phân loại kinh phí cho từng hoạt động.
Chính vì lý do nhu cầu cung cấp thông tin nội bộ cho quản lý tại đơn vị chưa được Chỉ huy chú trọng nên các báo cáo quản trị nội bộ tại đơn vị chưa được lập.
Đối với công tác công khai Báo cáo tài chính, Luật Kế toán và Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện công khai tài chính, đơn vị đã thực hiện công khai dự toán thu, chi được giao hàng năm, kể cả điều chỉnh, bổ sung trong năm bằng văn bản tại hội nghị giao ban cán bộ chủ chốt và hội nghị cán bộ viên chức hàng năm. Quy chế chi tiêu nội bộ được thống nhất trong hội nghị cán bộ viên chức hàng năm và các hoạt động thu, chi tuân theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Đoàn.
Hàng năm, sau khi khóa sổ kế toán, bộ phận kế toán Đoàn thực hiện lập các báo cáo kế toán bao gồm các báo tài chính và báo cáo quyết toán và gửi lên cơ quan chủ quản là Cục Chính trị - Quân khu 5.
Theo quy định, Đoàn trưởng Đoàn An điều dưỡng 27 là người chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan chủ quản về quản lý tài chính trong đơn vị về các nguồn thu cũng như các khoản chi của Đoàn và ban tài chính là bộ phận nghiệp vụ quan trọng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo Đoàn.
Ban tài chính chịu trách nhiệm trước Đoàn trưởng và cơ quan tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán tại Đoàn bao gồm việc lập và thực hiện dự toán thu - chi ngân sách, cấp phát và quản lý tài sản, vật tư, tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản cũng như phân tích hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.
Bảng 2.3: Danh mục các báo cáo kế toán đang sử dụng tại Đoàn
STT TÊN BÁO CÁO
1 Bảng cân đối tài khoản
2 Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
3 Báo cáo công nợ: các khoản phải thu, phải trả, các khoản tạm ứng,
4 Biên bản kiểm kê quỹ, bảng xác nhận số dự tài khoản tiền gửi
5 Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động
6 Báo cáo tình hình thực hiện dự toán
7 Báo cáo công khai dự toán thu – chi năm
8 Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ, tổng hợp TSCĐ, HMTSCĐ
9 Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin kế toán, thông qua báo cáo tài chính sẽ trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tình hình thu, chi của đơn vị. Trên thực tế hiện nay đơn vị chỉ mới tập trung cho việc lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của đơn vị chủ quản. Thông tin được cung cấp trên hệ thống báo cáo kế toán hiện tại của đơn vị bao gồm hai loại thông tin: Thông tin thuộc lĩnh vực kế toán tài chính như tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí…; Thông tin thuộc lĩnh vực kế toán quản trị như đối chiếu giữa thực hiện và dự toán. Tuy nhiên, thông tin được cung cấp tại đơn vị chủ yếu để cung cấp cho các nhà quản lý cấp trên chứ chưa nhằm mục đích quản trị tại đơn vị, chưa đi sâu vào thuyết minh, phân tích tình hình sử dụng kinh phí, tình hình thu chi của đơn vị. Điều này đã gây bất lợi và ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạch định chính sách và ra quyết định của ban Đoàn trưởng.
Việc lập, nộp và công khai báo cáo tài chính đúng theo mẫu biểu quy định, đảm bảo nội dung, phương pháp lập tạo điều kiện cho công tác thẩm định, kiểm tra. Về cơ bản, hệ thống báo cáo hiện nay đã được sửa đổi theo hướng đơn giản hơn về biểu mẫu và phương pháp lập tạo điều kiện thuận lợi
cho đơn vị trong việc thực hiện công tác quyết toán tài chính ở đơn vị mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác lập báo cáo tài chính của đơn vị còn một số hạn chế cần khắc phục như chưa thật sự chú trọng và đầu tư công sức cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. Hơn nữa, với những tồn tại trong công tác vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán nêu trên dẫn đến việc cung cấp số liệu cho hệ thống báo cáo kế toán ở đơn vị còn hạn chế. Mặc dù các báo cáo được lập theo mẫu quy định, đúng, đủ về số lượng, tuy nhiên, việc chưa quan tâm đến mặt chất lượng báo cáo đã ảnh hưởng đến công tác quản lý điều hành hoạt động của đơn vị.
Đặc biệt, đối với vấn đề công khai tài chính, hằng quý đơn vị đã thực hiện công tác công khai tài chính theo quy định tại buổi sinh hoạt Hội đồng Quân nhân. Tuy nhiên việc thực hiện công khai tài chính còn nặng tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, các chỉ tiêu số liệu công khai còn chung chung, chưa cụ thế đến từng hoạt động. Việc thực hiện công tác công khai tài chính với sự hỗ trợ đắc lực của công cụ kế toán trong việc ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản, kết quả hoạt động sử dụng nguồn thu của đơn vị đã góp phần đảm bảo tính minh bạch trong vấn đề công bố thông tin, tuân thủ pháp luật, không vụ lợi; Phần nào tạo được lòng tin, tinh thần đoàn kết và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên và người lao động trong việc sử dụng nguồn tài chính trong đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phục vụ nhiệm vụ được giao ngày càng có hiệu quả.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐOÀN AN ĐIỀU DƯỠNG 27 ĐÀ NẴNG – BỘ QUỐC PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG 27 ĐÀ NẴNG – BỘ QUỐC PHÒNG