6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2.3. Kiểm soát các khoản chi khác
- Kiểm tra tính hợp lý, tính cần thiết của các khoản chi trên cơ sở quán triệt tiết kiệm và đảm bảo sát nhu cầu thực tế.
- Đảm bảo ghi chép đầy đủ, chính xác và đúng thể thức về các nghiệp vụ và hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua công tác kế toán không phải lúc nào cũng đầy đủ và đúng quy định. Bằng việc thiết lập các quy trình quản lý về tài chính, kế toán, về hệ thống cung cấp số liệu và báo cáo, kiểm soát sẽ giúp cho việc ghi chép kế toán bảo đảm tuân thủ đúng theo quy định.
1.3.3. Kiểm soát các khoản chi đầu tư
- Kiểm tra mục tiêu đề ra với nhu cầu mua sắm, sửa chữa của đơn vị, kiểm tra việc chấp hành đầy đủ các quy định về thủ tục, hồ sơ pháp lý qua các khoản chi này.
- Thực hiện kiểm soát việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước, của đơn vị về công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.
- Kiểm soát công tác mua sắm TSCĐ qua việc phân công, phân nhiệm giữa bộ phận thu mua và bộ phận kế toán.
- Kiểm soát qua công tác ghi chép kế toán tài sản cố định bao gồm: Việc ghi chép thẻ tài sản cố định, sổ đăng ký, xác định nguyên giá, nguồn hình thành tài sản, nguyên nhân tăng giảm, tình trạng tài sản cố định, thủ tục giao nhận, kiểm nhận, thanh toán, phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định, v.v… Đối chiếu giữa số ghi trên sổ kế toán với thực tế hiện có của TSCĐ.
- Kiểm soát qua công tác kiểm kê tài sản cố định định kỳ để theo dõi tài sản cố định về số lượng cũng như hiện trạng sử dụng.
- Khi mua sắm, đầu tư TSCĐ phải có báo giá cạnh tranh đối với những tài sản có giá trị nhỏ, đấu thầu đối với những tài sản có giá trị lớn.
- Bảo vệ tài sản và thông tin không bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích. Trong đơn vị thì tài sản và thông tin là những thứ có thể bị mất cắp, bị thất
thoát hoặc bị sử dụng sai mục đích.
- Kiểm soát tình hình TSCĐ định thanh lý, đã thanh lý, xem xét nguyên nhân thanh lý, việc tổ chức thanh lý tài sản, chi phí, thu nhập từ việc thanh lý.
- Kiểm soát việc ghi chép kế toán và lưu trữ tài liệu kế toán phải kịp thời, đầy đủ đối với các TSCĐ do đơn vị quản lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chi NSNN là hoạt động cơ bản quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đối với nền kinh tế và toàn bộ xã hội.
Tuy nhiên, với những đặc thù cơ bản về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Nhà nước, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả chi tiêu NSNN là rất khó khăn, phức tạp. Để đánh giá hiệu quả chi tiêu cần phải sử dụng đến hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm sự kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cũng như các chỉ tiêu định lượng và định tính với nhau.
Nhằm đạt được mục tiêu trên, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi NSNN cũng như kiểm soát chi NSNN để rút ra những bài học kinh nghiệm cho đơn vị là điều thực sự cần thiết.
Tất cả những vấn đề lý luận cơ bản là cơ sở để phân tích, đánh giá thực tiễn công tác kiểm soát chi NSNN tại Trung tâm phát triển quỹ đất đề cập ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT QUẢNG NAM