Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, việc tổ chức nông dân vào HTX NN là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp tập thể hóa, làm công cụ cho việc chỉ huy thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội.
Chính sách phát triển HTX NN trong thời kỳ trước đổi mới ở An Giang nói riêng và cả nước nói chung là: tập thể hóa triệt để về ruộng đất và các tư liệu sản xuất cơ bản khác; tổ chức lao động tập thể và thống nhất phân phối thu nhập trong HTX. Mọi kế hoạch trong HTX đều phải tuân theo kế hoạch từ cấp trên đưa xuống. HTX được coi là một tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của nhà nước. Trong giai đoạn này do các chính sách không phù hợp nên nền nông nghiệp của cả nước nói chung ở An Giang nói riêng bị trì trệ kéo dài dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Vì thế cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX trong thời kỳ này có thể nói là hạn chế về số lượng, chất lượng thì nghèo nàn, lạc hậu, cũ kỹ không phát huy được tính năng sử dụng.
Sau ngày giải phóng, An Giang có 1038 máy cày, 1120 máy xới, tổng công suất là 85.100CV, bình quân 1 ha gieo trồng có 0.31cv sức kéo. Số máy bơm nước là 41.821 chiếc (máy xăng và máy dầu), công suất tưới 1.5 triệu m3/h. Máy tuốt lúa 784 chiếc, bình xịt sâu có động cơ 67 chiếc [48, tr.158]. Số máy trên đã phục vụ tương đối đủ cho diện tích đất lúc bấy giờ (khoảng 35.000 ha lúa 2 vụ, 165.000 ha lúa mùa và một số loại cây trồng khác). Từ khi thực hiện cải tạo máy trong nông nghiệp đến năm 1987 số lượng máy móc trong nông nghiệp không những không tăng lên bao nhiêu, mà còn bị hư hỏng không hoạt động được. Máy cày năm 1987 có 1.222 chiếc (tăng do nhập mới hàng năm 20-25 chiếc), nhưng số máy hoạt động được chỉ có 758 chiếc (giảm 38% so với trước khi cải tạo). Máy xới còn 886 chiếc nhưng hoạt động được chỉ có 703 chiếc (giảm 20%). Các loại máy bơm nước giảm 1.135 chiếc. Công suất kéo bình quân cho 1 ha gieo trồng còn 0.13CV, giảm 0.18cv/ha [48, tr.163].
Do cải tạo máy nông nghiệp mà hàng năm có trên 10.000 ha đất lúa hè thu phải sạ chay, hàng chục hàng ha đất lúa tăng vụ bị khô nước, thất thu, thậm chí có nhiều trường hợp phải miễn giảm thuế. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thư từ khiếu nại, khiếu tố về sử dụng máy nông nghiệp ở các tập đoàn, HTX ngày càng nhiều.
Trước tình hình đó, đặc biệt là sau đại hội toàn quốc lần thứ VI, tỉnh An Giang đã cụ thể hóa con đường đổi mới trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trên cơ sở xác định kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ sở và đưa ruộng đất máy móc nông nghiệp về nông dân, từ năm 1987 - 1988 tỉnh đã thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân và chủ trương chuyển ban quản lý tập đoàn sản xuất, HTX qua làm dịch vụ phục vụ cho xã viên, tập đoàn viên. Do vấn đề này đặt ra quá mới, nên hầu hết các HTX NN trước đó cũng như các tập đoàn sản xuất không thích ứng được và tan rã. Trong khi đó khi nhắc đến hình thức hợp tác như kiểu trước đây thì nông dân lại khiếp sợ, không chấp nhận. Khi kinh tế hộ phát triển ngày càng mạnh nhu cầu hợp tác sản xuất và
cung ứng dịch vụ để hạ giá thành sản xuất cho hộ nông dân được đặt ra ngày càng bức thiết. Trên cơ sở đó với Chỉ thị 25/CT.UB (27/11/1991) của UBND tỉnh An Giang về việc: “Xây dựng các hình thức tổ chức nông dân liên kết, hợp tác đa dạng trong sản xuất nông nghiệp và có chủ trương mạnh dạn đưa vốn tín dụng ngân hàng đến trực tiếp cho hàng ngàn hộ nông dân vay đầu tư sản xuất”. Kết quả vào vụ hè thu 1991, có 11 tổ nông dân liên kết sản xuất lần đầu tiên ra đời ở 3 xã Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung (huyện Châu Phú) và Vọng Thê (Thoại Sơn) [84, tr.407].
Đến cuối năm 1993, An Giang đã có 3.184 tổ liên kết sản xuất, quy tụ 103.856 hộ với diện tích 99.590 ha. Trong đó có 2567 tổ lúa 2 vụ, 314 tổ bắp lai, 94 tổ luân canh màu, 78 tổ chăn nuôi, 14 tổ cá bè, 31 tổ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, 38 tổ làm vườn…[89, tr.72]. Và đến cuối năm 1996 toàn tỉnh xây dựng được 4.021 tổ liên kết sản xuất, tập hợp 114.868 hộ bằng 43% hộ thuần nông trong tỉnh với diện tích 112.789 ha, bằng 46,6 % diện tích đất nông nghiệp [84, tr.407]. Nội dung hoạt động của các tổ liên kết sản xuất đa dạng được nông dân chấp nhận, từ liên kết vay vốn ngân hàng, bơm tưới, làm thủy lợi nhỏ, khuyến nông,…đến cùng nhau góp vốn mua sắm máy móc nông nghiệp làm dịch vụ trên địa bàn.
Như vậy có thể nói, mô hình hợp tác xã, tập đoàn sản xuất trước đây tan rã, song con đường hợp tác không phải đi đến ngõ cụt, bế tắc, mà lại bắt đầu bằng phương thức mới. Đó là các tổ liên kết sản xuất và chắc chắn trong thời gian tới các tổ liên kết sản xuất này sẽ hợp tác lại ở mức độ cao hơn. Các tổ liên kết sản xuất này sẽ tạo tiền đề, kinh nghiệm cho việc xây dựng các HTX kiểu mới theo luật HTX. Do nhu cầu hợp tác sản xuất ngày càng tăng cả quy mô lẫn phương thức hoạt động, đòi hỏi phải có một điều kiện hoạt động thích ứng với tình hình mới. Do đó từ sau năm 1996 khi luật HTX ban hành An Giang đã bắt đầu thí điểm chuyển đổi tổ nông dân liên kết sản xuất thành HTX kiểu mới tương ứng.
2.1.3. Tổ chức và hoạt động quản lý các hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất
Trong thời kỳ trước đổi mới HTX tổ chức và hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh, hành chính. Quan hệ giữa xã viên với HTX là quan hệ phụ thuộc, một chiều. Xã viên bị tách khỏi tư liệu sản xuất, trở thành người lao động làm công theo sự điều hành của HTX, tính chất hợp tác đích thực không còn. Quan hệ giữa Nhà nước với HTX, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạch toán lỗ lãi, phân phối, giá cả… đều theo sự chỉ huy của cơ quan quản lý cấp trên và theo kế hoạch của nhà nước. Chức năng quản lý và điều hành trong HTX được lồng ghép. Công tác cán bộ HTX được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ và chính quyền địa phương, các chức danh chủ chốt của HTX do Đảng uỷ chỉ định và người trong nội bộ HTX nắm giữ, HTX vừa là cơ quan Nhà nước vừa là tổ chức xã hội. Chính điều đó đã hạn chế sự phát triển phong trào HTX trong giai đoạn này.
Sang thời kỳ sau đổi mới ngay trong nội dung Nghị quyết bổ sung nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 3/1988 của Tỉnh ủy đã chủ trương đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của các HTX, tập đoàn sản xuất như sau:
“Thực trạng tỉnh ta có nhiều dạng TĐSX, trình độ và tính chất khác nhau. Do đó phải có những hình thức và bước đi thích hợp: Các tập đoàn, liên tập đoàn và hợp tác xã nông nghiệp có tư liệu sản xuất đã tập thể hóa, phát triển được ngành nghề, tổ chức được các đội chuyên: tiếp tục củng cố và phát huy trên cơ sở cải tiến quản lý theo nguyên tắc tự hoạch toán và thực hiện hợp đồng dịch vụ với các hộ nông dân. Lợi nhuận thu được trích lập 3 quỹ, phần còn lại trả công gián tiếp cho ban quản lý, đồng thời trích nộp ngân sách một tỷ lệ nhất định trên mức tổng thu hằng năm. Chấm dứt việc buộc tập đoàn viên, xã viên đóng góp 3 quỹ và trả công gián tiếp như trước đây. Tích cực mở rộng và phát triển ngành nghề làm tăng thêm thu nhập cho các hộ tập đoàn viên, xã viên.
Các tập đoàn sản xuất không có tài sản và phương tiện sản xuất phải được mở rộng, lấy khóm, ấp làm quy mô tổ chức. Các đoàn thể quần chúng, nhất là Hội nông dân đứng ra tổ chức Ban quản lý, trước mắt vài người. Ban quản lý có trách nhiệm:
Quản lý kế hoạch sản xuất. Thực hiện cơ chế khoán đối với hộ nông dân.
Tổ chức những người có phương tiện ký hợp đồng với các hộ nông dân để phục vụ sản xuất; giá cả do chủ phương tiện và hộ nông dân tự thỏa thuận. Nếu hộ nông dân không thuận ký hợp đồng với người do ban quản lý giới thiệu, thì có quyền ký hợp đồng với người khác, ban quản lý không được ngăn cản.
Vận động những người có phương tiện, có vốn, tự hùn lại để mua sắm phương tiện kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Qua đó từng bước hình thành các đội chuyên để hoạt động như những tập đoàn có tư liệu sản xuất như đã nói ở trên.
Lãnh việc cung ứng vật tư và thu mua nông sản cho HTX mua bán để hưởng huê hồng” [89, tr.61-62].
Do chủ trương chuyển các Ban quản lý HTX, tập đoàn sản xuất qua làm dịch vụ phục vụ xã viên, tập đoàn viên nhưng hầu hết không làm được nhiệm vụ đó vì đã được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ hành chính, quan liêu bao cấp, lại thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Chính vì vậy, đầu năm 1989, hầu hết các HTX, tập đoàn sản xuất đã tự phân rã. An Giang cho đây là sự phân rã tự nhiên hợp quy luật. Từ đây, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ.
Sau khi được tạo điều kiện để hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, nhưng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, hộ nông dân trở thành yếu đuối, lẻ loi, đơn độc, thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác, đầu vào đầu ra của sản xuất bị thương nhân chèn ép…Một số hộ tự chống đỡ lên được, còn đa số hộ gặp khó khăn. Nông dân sẽ gặp khó khăn trong
cơ chế thị trường nếu không được liên kết lại dưới các hình thức hợp tác mới, nhưng nói đến hợp tác như kiểu trước đây thì nông dân lại khiếp sợ. Như vậy trong khi nhiều hộ nông dân không thiết tha với HTX “kiểu cũ” thì không ít hộ nông dân lại gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất cá thể do không thể tự lo được tất cả các khâu sản xuất như: giống, vốn, thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh…Trong khi đó nhiều hộ nông dân ở địa phương đã tự nguyện góp vốn và công sức hình thành các hình thức hợp tác đa dạng để giúp nhau trong sản xuất và đời sống. Chính từ thực tế đó, An Giang đã tìm ra hình thức hợp tác mới gọi là tổ liên kết sản xuất, bắt đầu từ các tổ ngành nghề.
Trên cơ sở đó, ngày 27/11/1991, UBND tỉnh An Giang có Chỉ thị 25 về việc “Xây dựng các hình thức tổ chức nông dân trong sản xuất nông nghiệp hiện nay”. Nội dung của hình thức tổ chức liên kết sản xuất được xác định trong Chỉ thị 25 như sau:
“Phải xác định từ yêu cầu sản xuất, quyền lợi, nguyện vọng và thực tế ở từng nơi, từng lúc mà có hình thức, quy mô, nội dung, yêu cầu cho từng loại tổ chức để tập hợp nông dân. Hình thức và hoạt động của tổ chức đó phải được nông dân tự nguyện tham gia, đem lại quyền lợi thiết thực cho họ và bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với nông dân và ngược lại trong đó có thể tổ chức với các hình thức sau:
Đối với nông dân nghèo, đây là những người vừa thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn, vừa thiếu kiến thức trong sản xuất. Do đó, mục đích là tổ chức họ vào “tổ liên doanh” để được Nhà nước giúp vốn, khuyến nông sản xuất và giúp đỡ kỹ thuật.
Những người này có diện tích sản xuất trên dưới 1 ha, thường xuyên phải vay hỏi vốn hoặc những người có chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn thêm. Cần chọn một vài hộ trung nông có vốn, có kỹ thuật và có uy tín đưa vào làm nòng cốt cho tổ. Điều kiện sinh hoạt
của các tổ thành viên dựa trên cơ sở liền cư. Quy mô mỗi tổ từ 10-20 hộ. Loại hình này có điều kiện để Nhà nước giúp vốn lưu động và nhằm nâng đỡ dân nghèo.
Đối với nông dân có diện tích sản xuất gần nhau, cùng chung một đường nước thì tổ chức thành “tổ đường nước”. Đây là hình thức liên kết lợi ích, trao đổi kỹ thuật và lao động trong sản xuất. Quy mô tổ đường nước gồm toàn bộ số hộ có diện tích sử dụng chung một đường nước bao gồm sản xuất lúa và hoa màu, kể cả đất ruộng trên và ruộng bưng.
Những hộ tự bơm tưới lẻ thì trên cơ sở liền canh mà tổ chức thành “tổ liên kết sản xuất” (để phân biệt với tổ đường nước). Quy mô trên dưới 50 ha. Tổ đường nước và tổ liên kết sản xuất là loại hình tổ chức sản xuất có tính căn bản, toàn diện, ổn định và lâu dài. Loại hình này nhằm để Nhà nước có điều kiện đầu tư vốn cố định, vốn lưu động, thực hiện thâm canh đi lên sản xuất lớn hàng hóa. Loại tổ đường nước, tổ liên kết là loại hình tổ chức cơ bản và quan trọng, do đó phải thận trọng, làm kỹ và chắc, có thể làm thử mỗi xã một tổ rút kinh nghiệm rồi mới nhân ra.
Ngoài ra, những người nông dân sản xuất giỏi, sản xuất tiên tiến có thể tập hợp chung quanh mình từ 10-20 thành viên thành “tổ nông dân sản xuất giỏi”. Tổ chức này có cùng quyền lợi để tiếp nhận thông tin-kỹ thuật-giống mới do ngành nông nghiêp cung cấp. Loại hình này nhằm tạo ra mô hình thâm canh, nâng cao và ổn định năng suất.
Riêng những người có vốn, tay nghề và có cơ sở nhà kho, bến bãi; do quan hệ họ hàng hoặc hiểu biết, tin nhau, có thể tập hợp lại làm “tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp” để mua vật tư về bán lại cho nông dân hoặc mua nông sản bán lại cho các công ty Nhà nước. Tổ
chức này sẽ thay thế cho các đại lý tư nhân và tiến dần lên kinh doanh rộng rãi hơn, làm cầu nối giữa nông dân và các đơn vị kinh tế quốc doanh.
Mỗi loại hình tổ chức nêu trên có bầu tổ trưởng, tổ phó, ủy viên kỹ thuật và thư ký; là những người hoạt động tự nguyện, không có thù lao. Nếu tổ nào tự nguyện góp quỹ, góp vốn thì tùy thực tế mà có thủ quỹ, kế toán hoặc thư ký kiêm thủ quỹ kế toán. Không bày vẽ rườm rà, hình thức hoặc đặt ra chế độ đãi ngộ, thù lao dễ tạo ấn tượng dễ tạo ấn tượng không tốt cho các tổ viên. Cần rút kinh nghiệm và nghiêm cấm việc tự đặt ra các quỹ, gây nhiều mờ ám phức tạp như một số tập đoàn sản xuất, HTX vừa qua, bị nông dân phản đối. Tùy nhu cầu và sở thích mà một nông dân có thể là thành viên của nhiều loại tổ chức khác nhau như nói ở trên.
Vì lợi ích của các tổ viên, từng mùa vụ và công việc cụ thể, tổ họp hội nghị để bàn bạc và thống nhất việc làm. Thí dụ: cần vay vốn, tổ họp lại bình chọn, lên danh sách, cử người làm thủ tục và giao dịch; hoặc cần mua giống, vật tư của Nhà nước với giá bán sỉ thì tập hợp danh sách, sổ mua vật tư, cử người đại diện đến trực tiếp các công ty quốc doanh…Chi từng đợt được thỏa thuận trước và quyết toán công khai liền sau khi kết thúc công việc. Đối với tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp, thực chất là hình thức tổ chức của các tư nhân làm kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp, do đó chính quyền không can thiệp sâu vào việc lựa chọn, kết tập thành viên mà chỉ vận động,