Kết quả hoạt động của hợp tác xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh an giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 52)

Từ sau năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, khu vực kinh tế hợp tác xã đã có những biến đổi quan trọng. Khi cơ chế quản lý tập trung bao cấp từng bước được xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được hình thành và điều tiết các quan hệ kinh tế; cơ chế quản lý của hợp tác xã nông nghiệp lúc này là chuyển từ quản lý sang làm dịch vụ, hỗ trợ kinh tế hộ pháp triển tập trung vào một số khâu cơ bản trong sản xuất như: dịch vụ thủy lợi, làm đất, bảo vệ thực vật,

giống, chuyển giao khoa học – kỹ thuật…Đứng trước những thay đổi mới mẻ đó phần lớn các HTX, TĐSX trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, lúng túng, nhiều HTX kinh doanh thua lỗ bị tan rã, giải thể. Trong khi đó kinh tế hộ phát triển, nhu cầu hợp tác trong sản xuất để hạ giá thành, nâng cao chất lượng cạnh tranh của sản phẩm đặt ra ngày cấp bách. Tuy đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, nhưng trước cơn lốc của cơ chế thị trường hộ nông dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không được liên kết lại dưới các hình thức hợp tác mới. Ngày 27/11/1991, UBND tỉnh An Giang ra Chỉ thị 25 về “xây dựng các hình thức tổ chức nông dân liên, hợp tác đa dạng trong

sản xuất nông nghiệp”. Từ năm 1991, các hình thức tổ chức hợp tác thích hợp

theo ngành nghề lần lượt ra đời. Các hộ nông dân với tư cách là các đơn vị kinh tế tự chủ đã tìm đến với nhau, hình thành các tổ hợp tác mới, phổ biến nhất là các tổ nông dân liên kết sản xuất, tổ liên doanh, tổ ngành nghề (như nuôi tôm, cá bè, nuôi heo, làm vườn), tổ đường nước, tổ liên kết vay vốn…Các hình thức tổ chức kinh tế này thể hiện rõ nét bản chất tương trợ của các hộ thành viên và được hộ nông dân tham gia với tinh thần tự nguyện.

Vào vụ hè thu 1991, 11 tổ nông dân liên kết sản xuất đầu tiên ra đời ở 3 xã Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú) và Vọng Thê (Thoại Sơn) [84, tr.407]. Được sự hướng dẫn của Hội nông dân tỉnh, bà con nông dân đã tiếp tục tự nguyện tham gia hình thức tổ liên kết sản xuất. Tính đến năm 1994 đã thành lập được 3.952 tổ liên kết với 117.819 hộ nông dân thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Điều đáng phấn khởi là một số tổ liên kết sản xuất đã bắt đầu nâng dần về chất hoạt động của mình để hỗ trợ tích cực hơn cho tổ viên, đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho tập thể bằng cách mở thêm các dịch vụ làm đất, chạy đường nước, suốt lúa…điển hình như tổ liên kết sản xuất số 1 của xã Phú Hội huyện Tân Châu; tổ LKSX số 5 của xã Vĩnh Thạnh Trung huyện Châu Phú; tổ LKSX số 6 xã Bình Phú Xuân huyện Chợ Mới…[49, tr.96]. Đây là xu thế đi lên phù hợp với chủ trương, phương hướng của tỉnh và cần được nhân

rộng ra trong thời gian tới. Trong những năm 1993, 1994, 1995 tổ nông dân LKSX phát triển rất mạnh về số lượng, xuất hiện nhiều tổ tiên tiến có vốn, tài sản thuộc sở hữu tập thể và đã thực hiện một số hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho tổ viên. Đến năm 1996, An Giang đã có 4.704 tổ nông dân LKSX với 124.986 hộ tổ viên và 122.598 ha ruộng đất [84, tr.407].

Với nội dung hình thức hoạt động của các tổ nông dân LKSX đa dạng, phong phú đem lại lợi ích cho tổ viên, góp phần vào sự ổn định đời sống của người nông dân, phát triển kinh tế, xã hội. Nhờ đó nông nghiệp nông thôn An Giang có bước phát triển tổng diện tích đã khai hoang gần 32,6 ngàn ha, phục hóa 900 ha, tăng vụ sản xuất từ 1 vụ sang 2 vụ lúa cao sản nâng tổng diện tích gieo trồng đến năm 1995 đạt gần 461 ngàn ha. Hệ số sử dụng ruộng đất tăng từ 1,2 lần (1986) lên 1,78 lần (1995). Bình quân lương thực đầu người đạt 1.102 kg/người/năm tăng 2,14 lần so với năm 1986 (+587 kg/người/năm) [33, tr.37]. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn tỉnh giai đoạn 1991-1995 đạt 9,9% (bình quân cả nước 8,2%) trong đó tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 8,34% (bình quân cả nước 4,52%); giá trị GDP ngành nông nghiệp chiếm 55- 60% giá trị GDP toàn tỉnh [33, tr.38]. Đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp trong tăng trưởng GDP của tỉnh là rất lớn, trong đó cây lúa đóng vai trò hết sức quan trọng, đều đó được thể hiện qua đồ thị 2.1 cho thấy năng suất và sản lượng lúa qua các năm đều có tăng lên.

Đồ thị 2.1. Năng suất và sản lượng lúa cả năm qua các năm

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh An Giang 1997)

Như vậy, qua biểu đồ 2.1 và những kết quả nêu trên cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới; năng suất, sản lượng qua các năm đều tăng nếu như năm 1986 năng suất chỉ có 34.5 (tạ/ha) thì đến năm 1996 là 52.5 (tạ/ha) tăng gấp 1.5 lần, còn sản lượng nếu năm 1986 chỉ có 848 (ngàn tấn) thì đến năm 1996 la 2178 (ngàn tấn) tăng gấp hơn 2.5 lần. Những kết quả đó có được là do những chủ trương chính sách đúng đắn, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm của đảng bộ, chính quyền tỉnh An Giang và kết quả lao động của toàn thể tổ viên và người nông dân trên mặt trận nông nghiệp; sự ra đời và hoạt động hiệu quả của tổ nông dân LKSX trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

2.1.5. Tác động của hợp tác xã nông nghiệp đến kinh tế - xã hội

Trên tinh thần đổi mới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IV (10/1986) đã diễn ra; Đại hội đã thể hiện quyết tâm đổi mới, nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, mở đường giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trọng tâm hàng đầu là phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhờ kết quả của việc thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến đáng

848 884 980 1253 1471 1515 1738 1817 1926 2169 2178 34.5 32.8 33.9 37.3 44.1 45.3 43.9 48.7 49.4 49.9 52.5 0 500 1000 1500 2000 2500 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Sản lượng (1000tấn) Năng suất (tạ/ha)

kể; kinh tế hợp tác xã có những tác động quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về kinh tế, mặc dù vị thế còn yếu nhưng kinh tế hợp tác xã cùng với kinh tế hộ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, góp phần xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn, đặc biệt là việc khai hoang phục hóa, cải tạo đồng ruộng, xây dựng thủy lợi, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Thông qua quá trình hoạt động của HTX NN trên địa bàn, nhất là hoạt động của hộ xã viên làm cho diện tích đất trồng lúa qua các năm đều tăng (xem bảng 2.1). Nếu như năm 1990 chỉ có 324.864 (ha) thì 6 năm sau là 432.229 (ha) tăng gấp 1.3 lần từ đó góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Bảng 2.1. Diện tích trồng lúa tỉnh An Giang qua các năm

Đơn vị tính: Ha Năm Tổng số Chia ra Lúa Đông Xuân Lúa Hè Thu Lúa mùa Lúa Thu Đông 1990 324. 864 141.210 143. 880 37.347 2.427 1991 345.233 150.980 154.378 37.347 2.528 1992 356.746 163.400 160. 845 30.303 2.198 1993 368.111 170.077 169.436 27.156 1.442 1994 386.109 176.600 174.737 33.326 1.446 1995 412.960 192.105 190.196 28.775 1. 884 1996 432.229 203.170 202.230 22.331 4.498

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2004)

Về mặt xã hội, qua hoạt động HTX giúp hộ nông dân ổn định sản xuất, giải quyết việc làm, đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong xóa đói giảm nghèo, thực hiện hiệu quả chính sách hậu phương quân đội trong việc xây dựng củng cố sức mạnh toàn dân trong đấu tranh và bảo vệ chủ quyền vùng biên giới phía Tây Nam Tổ quốc. Đây là vấn đề có tính xã hội nhưng cũng mang tính kinh tế, chính trị sâu sắc.

Có thể nói rằng, sự ra đời của luật hợp tác xã năm 1996 đã tạo ra động lực và sức sống mới cho khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư đã chỉ rõ kinh tế hợp tác là yêu cầu là xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã kết hợp được sức mạnh của tập thể với sức mạnh của từng thành viên để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong sản xuất, kinh doanh và đời sống. Bên cạnh đó, hạn chế trong giai đoạn này là ở tỉnh An Giang là quá đề cao vai trò của kinh tế hộ, coi kinh tế hộ là mũi nhọn, giải phóng sức lao động, chìa khóa giải quyết mọi vấn đề.Ban quản lý HTX chỉ tổ chức làm được 1 số khâu dịch vụ như nước, bảo vệ đồng, cung ứng giống, chất lượng dịch vụ thấp. Hợp tác xã không có vốn quỹ hoạt động, nợ đọng sản phẩm nhiều, nội bộ mất đoàn kết, một số nơi tuy đã được củng cố lại nhưng chưa thể khắc phục ngay được trong một thời gian ngắn, khu vực hợp tác xã cũ bị tê liệt, tan rã.

2.2. Hoạt động hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003

2.2.1. Đường lối của Đảng và chính sách Nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp

Từ khi Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 24-5-1996 của Ban Bí thư ra đời, khái niệm kinh tế hợp tác và hợp tác xã thường xuyên được sử dụng trong các văn bản của Đảng. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu rõ: “Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên kết hợp sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn của vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống…” [39, tr.47].

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 tại Đại hội IX đã đề cập rõ: “Trong nông nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại…” [39, tr.49].

ương “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Nghị quyết đánh giá kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới dưới nhiều hình thức, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp nông thôn đã đáp ứng một phần nhu cầu của người lao động, hộ sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [39, tr.50].

Đặc biệt luật Hợp tác xã 2003 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26-11-2003 đã kế thừa quy định của luật hợp tác xã 1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc. Việc thành lập HTX dựa trên nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập thể, cùng giúp nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho xã viên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [39, tr.52].

Trên cơ sở đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tập thể và đặc biệt là các HTX NN phát triển:

Tỉnh ủy An Giang có chương trình hành động số 02/CTr-TU ngày 27/7/1996 thực hiện chỉ thị 68 của Ban Bí thư Trung ương và Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 31/7/1997 về đẩy mạnh thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành chỉ thị số 25/1998/CT-UB ngày 01/7/1998 về tập trung đẩy mạnh phát triển HTX NN gắn với công tác xóa đói giảm nghèo.

“Đề án phát triển HTX NN giai đoạn 2001-2005” của UBND tỉnh An Giang ngày 18/9/2001 trên địa bàn tỉnh, đã giúp cho nông dân trong tỉnh hiểu được chủ trương phát triển HTX của UBND tỉnh.

Nghị Quyết số 03-NQ/TU, ngày 27/6/2002 về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng lĩnh vực nông nghiệp,

Nghị quyết định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào thế mạnh lúa và cá nước ngọt.

“Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông thôn An Giang giai đoạn 2002-2010” của UBND tỉnh đã mở ra chương trình hành động nhằm chấn chỉnh và ổn định kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phương, nhất là các HTX NN.

Thực hiện tinh thần Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Tỉnh ủy An Giang đã ban hành chỉ thị số 10-CT/TU ngày 02/8/2002 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; theo đó UBND tỉnh ra chỉ thị số 35/2003/CT- UB ngày 25/12/2003 về đẩy mạnh xây dựng các HTX và trang trại, nhờ đó khu vực kinh tế tập thể chuyển biến rõ nét, đạt được những thành quả nhất định.

Đặc biệt tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI đã xác định: “Cần tập trung khai thác một cách tốt nhất thế mạnh về nông nghiệp cùng những lợi thế khác để phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trọng tâm là nông nghiệp và kinh tế nông thôn…” [2, tr.178].

Tóm lại, những chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng cùng Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng đến các loại hình cung cấp dịch vụ, đặc biệt là sự ra đời Luật HTX năm 2003 trên cơ sở sửa đổi bổ sung của Luật HTX năm 1996 đã tạo ra hành lang pháp lý là cơ sở để HTX hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy và UBND đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện trong đó đặc biệt là đề án phát triển HTX NN giai đoạn 2001-2005 gắn với công tác xóa đói giảm nghèo được đông đảo nông dân đồng tình ủng hộ, từ đó đã đem lại những chuyển biến tích cực cho các HTX NN ở An Giang, giúp các HTX có cơ hội phát triển ổn định và bền vững.

2.2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã

Sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và Luật đất đai ra đời đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển độc lập. Đây là cơ sở quan trọng cho mô hình HTX kiểu mới ra đời. Đứng trước tình hình đó, Đảng bộ và chính quyền An Giang đã đề ra nhiều chủ trương chính sách điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Mặc dù vậy, cho đến khi Luật HTX năm 1996 ra đời, cùng với chỉ thị 68/CT- TW và Nghị định 15, Nghị định 16/CP của chính phủ thì việc chuyển đổi HTX và đặc biệt là HTX NN mới chuyển biến nhanh chóng và thuận lợi. Từ đó An Giang bắt đầu tổ chức thí điểm các mô hình chuyển đổi từ tổ nông dân LKSX dần lên HTX NN kiểu mới. HTX NN ở An Giang phần lớn là mới thành lập từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh an giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)