Những bài học kinh nghiệm đối với Cục dự trữ Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH tại cục dự TRỮ NHÀ nước KHU vực BÌNH TRỊ THIÊN (Trang 75 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

1.6.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Cục dự trữ Việt Nam

Kinh nghiệm thực tế về quản lý tài chính cơ quan nhà nước của các nước Thụy Điển, Cộng hòa Pháp và Canađa đã cho thấy phương thức quản lý

chi NSNN dựa theo kết quả đầu ra và hướng tới xây dụng khung chi tiêu trung hạn là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng yêu cầu cải cách tài chính công ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN theo hướng tăng cường phân cấp quản lý NSNN cho các địa phương, cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo hướng gắn quyền hạn với trách nhiệm; đồng thời đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Tại các nước phát triển trên, đều đã có sự phân định rõ phạm vi, nội dung, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan thực hiện sự quản lý nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng kinh phí NSNN và các cá nhân liên quan. Bởi vì quyền sở hữu và quyền sử dụng NSNN thường là tách khỏi nhau, nhưng trong qúa trình quản lý và sử dụng luôn có sự đan xen quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp, các cơ quan với nhau.

Thứ hai, các nước trên đều đã áp dụng phương thức soạn lập ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Quản lý chi NSNN dựa theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý tiên tiến đã được nhiều nước tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển và cả những nước đang phát triển. Phương pháp quản lý ngân sách theo đầu ra trong thời gian trung hạn cho phép các nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước chủ động hơn trong điều hành ngân sách, đồng thời phải chịu trách nhiệm về đầu ra và kết quả hoạt động của mình, yêu cầu ngân sách được sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.

Việt Nam là một nước mới bắt đầu phát triển kinh tế thị trường, từ một đất nước hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu, trình độ quản lý còn bất cập, trong khi đó nhu cầu đầu tư từ NSNN để phát triển kinh tế xã hội của đất nước là vô cùng lớn, khả năng huy động từ GDP còn thấp. Vì vậy, việc chi tiêu từ nguồn NSNN gắn kết với kết quả là một đòi hỏi cấp thiết.

Nhà nước cần tiếp tục đổi mới phương thức lập, phân bổ dự toán NSNN đối với cơ quan nhà nước theo hướng dựa trên kết quả đầu ra, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao…

Thứ ba, hệ thống cơ quan nhà nước tại các nước trên được xây dựng đồng bộ, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và không có sự chồng chéo giữa các bộ phận, do đó kinh phí tại các cơ quan này được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Theo đó, nhà nước ta cần phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến Địa phương và trong từng cơ quan. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan, cá nhân một cách rõ ràng và không có sự chồng chéo, các cơ quan cũng cần được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, được bố trí cán bộ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ tư, tại các nước đều rất coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và công tác xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN tại các cơ quan nhà nước. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách, các nước còn thông qua cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm khắc để đảm bảo cho công việc quản lý, sử dụng NSNN tại các cơ quan này có hiệu quả, đúng chế độ quy định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về quản lý tài chính trong các đơn vị thuộc quản lý nhà nước nói chung và đơn khi cục dự trữ nói riêng. Bên cạnh đó tác giả đã trình bày các nội dung cơ chế tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước. Hơn nữa, tác giả đã đề cập đến hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực Dự trữ Quốc gia. Nghiên cứu tình hình quản lý tài chính của một số đơn vị tương tự và bài học kinh nghiệm cho cơ quan hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực Dự trữ Quốc gia.. Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng về công tác quản lý tài chính của Cục dữ trữ Bình Trị Thiên trong chương hai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH tại cục dự TRỮ NHÀ nước KHU vực BÌNH TRỊ THIÊN (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w