Thí nghiệm với mô hình đa tác tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bài toán định tuyến xe, ứng dụng trong tối ưu hóa thu gom rác thải đô thị (Trang 56 - 57)

Trong thực tế, sau khi áp dụng giải thuật đã nêu, có thể tính toán được tổng quãng đường mà mỗi phương tiện phải đi. Nhưng kết quả này được tính toán trong một ngữ cảnh tính toán lý thuyết. Bởi vậy, trong phạm vi luận văn thực hiện sử dụng mô hình hướng tác tử đã giới thiệu trong Chương 2 để thử nghiệm lộ trình tối ưu trong ngữ cảnh gần giống với thực tế hơn. Với mô hình hướng tác tử, luận văn mô hình hóa động mạng lưới giao thông của thành phố Hà Giang (bao gồm đường xá và các phương tiện khác tham gia giao thông, mật độ giao thông, khả năng thay đổi lộ trình của các phương tiện,…). Bởi vậy, số liệu tổng quãng đường các phương tiện phải đi sẽ gần với số liệu khi áp dụng lộ trình tối ưu trong thực tế hơn.

Đầu vào của mô hình mô phỏng bao gồm các thành phần sau:

* Bản đồ đường và các tòa nhà: Dữ liệu được lấy từ dữ liệu bản đồ số GIS (hình 3.2). Dữ liệu này là kết quả của Chương trình AI thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

* Vị trí các điểm tập kết rác thải: Dữ liệu này được thu thập bởi thiết bị định vị vệ tinh GPS. Có 33 điểm tập kết rác thải trên địa bàn. Mỗi điểm đều có số lượng thùng rác cụ thể và tỉ lệ phát sinh rác thải.

* Phương tiện giao thông: Dữ liệu này được tham khảo từ số liệu thống kê của Trung tâm Thống kê Quốc gia năm 2009. Dựa trên số liệu này, mô hình được bổ sung ước lượng số lượng phương tiện trên đường khoảng từ 500-1000 phương tiện mỗi ngày, tốc độ trung bình từ 25-50km/h.

* Xe cuốn ép rác và các thuộc tính: Dữ liệu này được cung cấp bởi Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) tại Hà Giang. Tại Hà Giang có 3 xe cuốn ép rác, 2 trong số đó là còn hoạt động.

* Bãi xe: Dữ liệu vị trí được thu thập bởi thiết bị định vị GPS. Hà Giang chỉ có một bãi xe cuốn ép rác và cũng là bãi rác của thành phố.

* Lộ trình thu gom: Lộ trình thu gom và vận chuyển rác thải tối ưu được tính toán từ bước 3.2.1.

Đầu ra của mô hình mô phỏng bao gồm các nội dung:

* Tổng khoảng cách di chuyển: bao gồm tổng khoảng cách di chuyển của mỗi xe cuốn ép rác và tổng khoảng cách di chuyển của toàn bộ xe cuốn ép rác trong thời gian thực nghiệm mô hình mô phỏng.

* Lộ trình thực tế: Lưu vết lộ trình thực tế mà mỗi xe cuốn ép rác di chuyển để thu thập và vận chuyển rác thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bài toán định tuyến xe, ứng dụng trong tối ưu hóa thu gom rác thải đô thị (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)