Đánh giá ý nghĩa profile

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ chuyên gia hỗ trợ chuẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường (Trang 53 - 55)

Khi theo dõi tình trạng của bệnh nhân qua các lần chẩn đoán, bác sĩ có thể tiên đoán bệnh nhân có nguy cơ đái tháo đường cao hay không cao để khuyên bệnh nhân tái khám theo định kỳ cho phù hợp. ESDM thực hiện tương tự, sau mỗi lần chẩn đoán hệ thống cập nhật lại profile của bệnh nhân và suy diễn để xác định nguy cơ đái tháo đường của những bệnh nhân chưa bị đái tháo đường mạn. Nếu bệnh nhân có nguy cơ đái tháo đường mạn cao, hệ thống khuyên bệnh nhân nên thường xuyên tái khám để theo dõi. Kết quả chẩn đoán nguy cơ đái tháo đường của ESDM được đánh giá bằng cách so sánh với kết quả chẩn đoán nguy cơ của bác sĩ trên 80 bệnh án của 40 bệnh nhân được tạo ra ngẫu nhiên. Trong tổng số 40 trường hợp, ESDM cho kết quả đúng 28 trường hợp (70%) so với ý kiến đánh giá của bác sĩ.

Trong trường hợp hệ thống chẩn đoán có ít khả năng đái tháo đường có thể vì lý do nào đó mà người sử dụng cung cấp không đầy đủ, thông tin hay bác sĩ khám lâm sàng bị thiếu sót. Để đảm bảo nhận được đầy đủ từ người dùng cung cấp các triệu chứng, dấu hiệu bất thường, tiền căn,… hệ thống dựa vào thông tin của các bệnh nhân khác để suy ra các thông tin cần hỏi lại. Để đánh giá các thông tin suy diễn của hệ thống dùng để hỏi lại bệnh nhân có hợp lý hay không, tiến hành như sau:

Chọn ngẫu nhiên 1 bệnh án được ESDM chẩn đoán có khả năng đái tháo đường cao (trong trường hợp thử nghiệm này chọn CF >= 0.7) và có kết quả chẩn đoán cuối cùng là bị đái tháo đường trong tổng số 278 bệnh án mẫu.

Kiểm tra xem trong các thông tin được xác định cần hỏi lại có sự kiện bị loại bỏ hay không.

Ví dụ bệnh án có mã số 09013679 có các thông tin sau dùng để chẩn đoán khả năng: Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin, tăng huyết áp, ăn nhiều, giảm cân nhiều. Thực hiện kiểm tra với trường hợp chọn các thông tin có trong các bệnh án khác nhiều nhất. Đầu tiên giả sử bệnh án không có giảm cân nhiều thì hệ thống suy diễn hỏi lại 3 thông tin (khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, tê bì chân tay) trong đó có bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Khi loại bỏ tăng huyết áp thì hệ thống chỉ hỏi đúng thông tin bệnh nhân có tăng huyết áp hay không. Hai trường hợp

còn lại hệ thống sẽ hỏi khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, tê bì chân tay không.

Cũng kiểm tra với bệnh án trên nhưng lần này sẽ hỏi tất cả các thông tin suy diễn ra được. Kết quả như sau:

Khi bỏ bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin hệ thống sẽ hỏi lại các thông tin sau: Khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, tê bì chân tay.

Khi bỏ ăn nhiều nhiều hệ thống sẽ hỏi lại các thông tin sau: Khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, tê bì chân tay.

Khi bỏ giảm cân nhiều hệ thống sẽ hỏi lại các thông tin sau: niêm mạc nhợt nhạt, chán ăn, phù, da xanh xao.

Khi bỏ tăng huyết áp hệ thống sẽ hỏi lại các thông tin sau: Niêm mạc nhợt nhạt, phù, tăng huyết áp, đau vùng thượng vị, da xanh xao, tiền căn đái tháo đường, khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, tê bì chân tay.

Khi chọn tất cả thông tin được suy diễn ra dùng để hỏi thì có sự khác biệt trong trường hợp loại bỏ thông tin nôn ít. Như vậy khi hệ thống hỏi lại càng nhiều thì khả năng phục hồi được thông tin bị thiếu càng cao.

Sau đây là bảng kết quả thực hiện kiểm tra trên 10 nhóm bệnh án, mỗi nhóm chọn ngẫu nhiên 20 bệnh án. Mỗi lần kiểm tra tương ứng với một thông tin trong một bệnh án bị loại bỏ. Trong các lần kiểm tra chỉ chọn các bệnh án có độ tương tự cao nhất (i=1) và những thông tin xuất hiện trong các bệnh án tương tự n bậc cao nhất (thực hiện các bước theo mục 2.2.4.4. ).

Bảng 3.1: Bảng kết quả đánh giá chức năng hỏi bệnh bổ sung trên nhiều nhóm bệnh án

Nhóm Số lần kiểm tra n Kết quả

1 96 1 67.7%

2 84 2 76.2%

3 86 3 80.2%

4 83 4 83.1%

6 91 1 63.7%

7 86 2 77.9%

8 85 3 78.8%

9 90 4 77.8%

10 88 5 80.7%

Sau đây là một bảng kết quả kiểm tra khác trên cùng một nhóm 20 bệnh án với các giá trị n khác nhau để thấy được sự ảnh hưởng của n với khả năng có thông tin cần hỏi trong số các thông tin dùng để hỏi.

Bảng 3.2: Bảng kết quả đánh giá chức năng hỏi bệnh bổ sung trên một nhóm bệnh án

Lần test Số lần kiểm tra n Kết quả

1 91 1 63.7% 2 91 2 73.6% 3 91 3 76.9% 4 91 4 76.9% 5 91 5 76.9% Nhận xét:

Hơn 63% số lần hỏi bổ sung có chứa thông tin bị cung cấp thiếu và số lượng thông tin dùng để hỏi lại ảnh hưởng đến khả năng chứa thông tin bị thiếu sót.

n và i càng lớn thì hệ thống sẽ hỏi càng nhiều và khả năng có hỏi thông tin cần càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ chuyên gia hỗ trợ chuẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)