Những người thấy kẻ khác thành công, mà ganh ghét là do bởi tâm họ chưa tĩnh thức. Một người được người ta tặng cho cái này hay vật kia, điều ấy khơng liên quan gì đến bạn. Món q khơng thuộc của bạn, do đó bạn sẽ
khơng nhận lấy nó thì cớ gì bạn lại cảm thấy bực mình? Tại sao bạn nổi cơn giận dữ để mất hết phước đức, tiếng
tăm và đức hạnh? Tại sao bạn lại từ bỏ các đức tắnh tốt đã
giúp bạn có được sự giàu sang và kắnh trọng? Do các hành
động xấu, bạn không chỉ gặp thất bại trong nỗ lực để giải
thoát mà nay bạn lại muốn cạnh tranh với kết quả lành của những người đã tu tập vun trồng nhiều phước đức. Hành động như vậy có nên chăng?
Tại sao bạn lại cảm thấy hạnh phúc khi nhìn kẻ thù của mình đau khổ? Lịng mong ước người đó khổ của bạn
không làm hại được họ. Ngay cả khi người ấy khổ như ý
muốn của bạn thì làm sao bạn lại có thể vui sướng? Nếu bạn thỏa mãn thấy người như vậy thì tâm địa xấu ác đó chỉ khiến cho bạn đọa lạc mà thôi. Khi bạn bị khống chế bởi ý tưởng độc hại này, bạn sẽ gặp nhiều đau khổ. Bạn sẽ bị đọa vào cảnh giới địa ngục.
(The Joy of Living and Dying in Peace)
6. BIẾT ĐỦ
Nếu chúng ta có tinh thần mạnh, chúng ta khơng để cho mình bị vật chất sai sử. Mình biết thế nào cân bằng tâm mình. Khơng địi hỏi q nhiều mà biết nói: ỘTơi có một máy ảnh. Đủ rồi. Tôi không muốn cái khácỖ. Mối
nguy hiểm là mở cửa cho lòng tham Ờ một kẻ thù thường xuyên rình rập chúng ta. Cho nên phải tập biết đủ.
(The Path to Tranquility, 92)
7. BÌNH ĐẲNG
Nếu chúng ta mở rộng sự suy luận vượt khỏi giới hạn của một đời người, chúng ta có thể nhận thấy rằng trải qua nhiều kiếp trước của chúng ta - thực ra, kể từ lúc khởi thuỷ
khai thiên lập địa, rất nhiều người đã đóng góp vơ số kể
vào hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta có thể kết luận: ỘTa dựa vào đâu để mà đối xử phân biệt? Tại sao mình có thể
bày tỏ thân thiện với một số người và thù nghịch với một số người khác? Ta phải vượt qua mọi cảm xúc phân biệt và thiên vị. Mình phải giúp đỡ cho mọi người một cách bình đẳng như nhauỢ.
(An Open Heart)