5. Cấu trúc của đề tài
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung
2.1.1.Thông tin chung về Công ty
Tên chính thức: Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung
Trụ sở chính của công ty: Số 370 đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Vị trí kho: phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Mã số thuế: 3100311727
Vốn điều lệ: 3.300.000.000 đồng Ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Buôn bán thực phẩm: bánh kẹo, đồ uống, …
- Các ngành nghề khác: Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện.
- Đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các của hàng chuyên doanh, mua bán hàng điện tử, điện lạnh.
2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số thuế là 3100311727 kể từ ngày 12/07/2004 và bắt đầu hoạt động vào ngày 12/07/2004.
Mới ngày đầu còn hoạt động, công ty đã gặp nhiều khó khăn, trải qua nhiều thử thách, nhưng với sự cố gắng và phấn đấu của mỗi con người trong tổ chức, đã giúp công ty hoạt động ổn định. Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, tình hình kinh doanh của công ty phát triển hơn, quy mô được mở rộng, ban giám đốc, các bộ nhân viên vẫn luôn sự nỗ lực để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, tạo được uy tín tốt giúp công ty cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy của công ty
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
Công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, đứng đầu là giám đốc, dưới giám đốc là ba bộ phận kế toán, kinh doanh và kho, mỗi bộ phận có chức năng , nhiệm vụ riêng.
Giám đốc là người đứng đầu công ty đồng thời cũng là chủ sở hữu của công ty. Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh công ty. Là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động của công ty; quyết định các vấn đề trong công ty, tổ chức các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư cho công ty. Là người đưa ra các quyết định liên quan đến nhân lực như việc bổ nhiệm, miễm nhiệm đối với quản lý trong công ty; quyết định lương, thưởng, phụ cấp đối với lao động, quyết định các chương trình đào tạo nhân lực, tuyển dụng lao động trong công ty. Tóm lại, giám đốc là người đưa ra mợi quyết định đối với mọi hoạt động của công ty.
Kế toán là bộ phận thực hiện các nghiệp vụ về kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Bộ phận kế toán có trách nhiệm theo dõi, đánh giá và báo cáo về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty cho lãnh đạo và tham mưu kịp thời cho lãnh đạo khi đưa ra các quyết định, phải thường xuyên theo dõi và nắm các luật thuế, chính sách
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN KINH DOANH KHO
thuế mới ban hành nhằm đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật; giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thai sản…
Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của Công ty. Bộ phận kinh doanh có trách nhiệm lập ra mục tiêu và kế hoạch bán hàng định kỳ và thực hiện tổ chức triển khai việc bán các sản phẩm, lập ra các chính sách về giá, chương trình khuyến mãi và các chương trình quảng bá nhằm tiếp cận đến khách hàng và phải được Giám đốc phê duyệt. Ngoài ra, bộ phận kinh doanh còn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị phần, định hướng phát triển thị trường, xây dựng các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, quảng cáo… theo từng thời kỳ.
Kho là nơi lưu trữ là bảo quản hàng hóa. Quản lý kho có trách nhiệm kiểm kê hàng hóa trong kho, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa khi nhập kho và khi giao cho khách hàng, giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa ra vào kho, sắp xếp vị trí hàng hóa trong kho. Bộ phận kho có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa và sắp xếp hàng hóa vào đúng vị trí khi nhập hàng về và xuất kho.
2.1.4.Tình hình lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018
Trong mỗi doanh nghiệp nguồn nhân lực là yếu tố cần phải được quan tâm hàng đầu, vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Con người có vai trò rất quan trọng , vì họ tham gia vào mọi hoạt động, giai đoạn, mọi quá trình của doanh nghiệp. Trình độ tay nghề, thái độ của nhân viên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lao động phân theo giới tính được chia thành hai loại là lao động nam và lao động nữ. Lao động phân theo trình độ chuyên môn được chia thành ba loại là trình độ Đại học, lao động thuộc trình độ Cao đẳng và Trung cấp và lao động phổ thông.
Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
So sánh 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng lao động 32 100 35 100 37 100 3 9,38 2 5,71 Theo giới tính 1. Nam 21 65,62 23 65,71 23 62,16 2 9,52 0 - 2. Nữ 11 34,38 12 34,29 14 37,84 1 9,09 2 16,67
Theo trình độ chuyên môn
1. Đại học 14 43,75 14 40 15 40,54 0 - 1 7,14 2. Cao đẳng,
trung cấp 10 31,25 12 34,29 14 37,84 2 20 2 16,67 3. Lao động phổ
thông 8 25 9 25,71 8 21,62 1 12,5 -1 -11,11
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tình hình lao động của công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể, năm 2016, tổng số lao động của công ty là 32 người, sang năm 2017 tăng lên thành 35 người. Như vậy, số lao động của năm 2017 có xu hướng tăng thêm 3 người, hay tăng lên 9,38% so với năm 2016. Năm 2018, số lao động của công ty tiếp tục tăng và tăng lên thành 37 người, tăng thêm 2 người hay tăng 5,71% so với năm 2017.
- Xét theo giới tính
Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn so với lao động nữ. Cụ thể, tỷ trọng lao động nam trên tổng số lao động của công ty qua năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 65,62%, 65,71% và 62,16%.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty giai đoạn 2016-2018
Qua bảng số liệu 2.1 và biểu đồ trên, ta thấy số lao động nam và nữ có xu tướng tăng lên trong giai đoạn 2016- 2018. Cụ thể, số lao động nam của công ty năm 2016 là 21 người và lao động nữ là 11 người. Năm 2017, số lao động nam là 23 người, tăng thêm 2 người tương ứng với 9,52% so với năm 2016, còn lao động nữ tăng lên thành 12 người, tăng thêm 1 người, tức là tăng thêm 9,09% so với năm 2016. Năm 2018, số lao động nam không thay đổi so với năm trước, còn lao động nữ tăng lên thành 14 người, tăng thêm 2 người, hay là tăng 16,67% so với năm 2017.
Nguyên nhân lao động nam nhiều hơn nữ là do tính chất công việc cần phải mang vác và vận chuyển hàng hóa, còn lao động nữ của công ty chủ yếu làm kế toán và nhân viên bán hàng.
- Xét theo trình độ
Qua bảng 2.1, ta thấy, lao động thuộc trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động toàn công ty (chiếm hơn 40% trong tổng số lao động của từng năm). Lao động thuộc trình độ Cao đẳng và Trung cấp chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng số lao động (chiếm hơn 30%) và lao động phổ thông chiếm tỷ trọng thấp nhất. 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nam Nữ
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ công ty giai đoạn 2016-2018
Năm 2016 và 2017, lao động trình độ Đại học là 14 người, chiếm tỷ trọng lần lượt là 43,75% và 40% tổng số LĐ của các năm đó. Năm 2018, số lao động tăng lên thành 15 người, tăng lên 7,14% so với năm 2017. Số lao động thuộc trình độ Cao đẳng và Trung cấp của năm 2016 là 10 người. Năm 2017, số lao động của công ty thuộc trình độ này là 12 người, chiếm 34,29% trong tổng số LĐ, tăng thêm 2 người tức là 20% so với năm 2016. Qua năm 2018, số lao động trình độ này là 14 người, chiếm 37,84% trong tổng số LĐ, tăng 2 người tương ứng 16,67% so với năm trước. Số lao động phổ thông năm 2016 là 8 người chiếm 25% tổng lao động trong năm này. Năm 2017, số lao động phổ thông là 9 người, chiếm 25,71%, tăng 12,5% so với năm 2016. Sang năm 2018, số lao động phổ thông giảm xuống còn 8 người, tức giảm 11,11% so với năm 2017.
Những lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ LĐ của công ty và đang có xu hướng tăng lên. Do những năm qua Công ty đang cố gắng để nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng lao động. Lao động có trình độ chuyên môn cao chủ yếu là nhân viên kế toán và nhân viên kinh doanh. Nguyên nhân số LĐ có trình độ cao ngày càng tăng là do những năm gần đây, doanh nghiệp quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tuyển dụng LĐ chất lượng. 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Đại học Cao đẳng, trung cấp Lao động phổ thông
Bảng 2.2. Tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2016-2018
CHỈ TIÊU
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh
2017/2016 2018/2017 Giá trị (Tr.đ) TT (%) Giá trị (Tr.đ) TT (%) Giá trị (Tr.đ) TT (%) +/- (Tr.đ) % +/- (Tr.đ) % A. Tài sản ngắn hạn 11.552,87 79,87 15.607,05 82,93 16.167,64 84,03 4.054,18 35,09 560,59 3,59 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 170,70 1,18 850,13 4,52 666,61 3,46 679,43 398,03 -183,52 -21,59 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 590,64 4,08 1.008,15 5,36 1.198,18 6,23 417,51 70,69 190,03 18,85 III. Hàng tồn kho 10.685,45 73,88 13.586,13 72,19 14.175,08 73,68 2.900,68 27,15 588,95 4,33 IV. Tài sản ngắn hạn khác 106,08 0,73 162,64 0,86 127,77 0,66 56,56 53,32 -34,87 -21,44 B. Tài sản dài hạn 2.910,90 20,13 3.211,53 17,07 3.071,87 15,97 300,63 10,33 -139,66 -4,35 Tài sản cố định 2.910,90 20,13 3.211,53 17,07 3.071,87 15,97 300,63 10,33 -139,66 -4,35 TỔNG TÀI SẢN (A+B) 14.463,77 100 18.818,58 100 19.239,51 100 4.354,81 30,11 420,93 2,24 C. Nợ phải trả 10.377,88 71,75 9.682,25 51,45 10.096,04 52,48 -695,63 -6,70 413,79 4,27 I. Nợ ngắn hạn 10.377,88 71,75 9.682,25 51,45 10.096,04 52,48 -695,63 -6,70 413,79 4,27 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - D. Vốn chủ sở hữu 4.085,89 28,25 9.136,33 48,55 9.143,47 47,52 5.050,44 123,61 7,14 0,08 TỔNG NGUỒN VỐN(C+D) 14.463,77 100 18.818,58 100 19.239,51 100 4.354,81 30,11 420,93 2,24
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH TM TH Phương Dung)
Về tình hình tài sản của công ty
Biểu đồ 2.3: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn năm 2016-2018
Qua bảng số liệu 2.2 và biểu đồ trên, ta thấy tình hình tài sản của Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Phương Dung có sự thay đổi trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, tổng tài sản của công ty trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên. Cụ thể, tổng tài sản của năm 2016 là 14.463,77 triệu đồng, qua năm 2017 tăng lên thành 18.818,58 triệu đồng, tăng 4.354,81 triệu đồng, tức là tăng 30,11% so với năm 2016. Năm 2018, tổng tài sản của công ty là 19.239,51 triệu đồng, so với năm 2017 con số này tăng thêm 420,93 triệu đồng, nghĩa là tăng 2,24%.
Tài sản của công ty bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, sự thay đổi của tổng tài sản tăng do tài sản ngắn hạn và dài hạn tăng.
Tài sản ngắn hạn:
Dựa bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.3, ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn từ 2016 đến 2018 chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn, nó chiếm khoảng từ 79,87% đến 84,03% trong tổng tài sản của công ty. Tài sản ngắn hạn trong giai đoạn này có xu hướng tăng. Cụ thể, tổng tài sản ngắn hạn của năm 2016 là 11.552,87 triệu đồng, qua năm 2017, tổng tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên thành 15.607,05 triệu đồng, tăng thêm 4.054,18 triệu đồng, tức 35,09% so với năm 2016. Sang năm 2018, tổng tài sản ngắn hạn của công ty là 16.167,64 triệu đồng, so với năm
0,00 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00 25.000,00
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng tài sản
gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Sự thay đổi của tài sản ngắn hạn do sự thay đổi của các chỉ tiêu này. Cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền: gồm Tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, kho bạc, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền.
Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền của công ty trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ tài sản ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền trong giai đoạn này có sự thay đổi. Năm 2016, con số này đạt 170,7 triệu đồng chiếm 1,18% tài sản ngắn hạn trong năm đó. Năm 2017, con số này tăng lên thành 850,13 triệu đồng, tăng lên 679,43 triệu đồng, tức là tăng 398,03% so với năm 2016. Đến năm 2018, tiền và các khoản tương đương tiền giảm xuống còn 666,61 triệu đồng, giảm 183,52 triệu đồng, nghĩa là giảm 21,6% so với năm 2017.
Các khoản phải thu ngắn hạn: bao gồm các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán…
Các khoản phải thu ngắn hạn trong các năm 2016, 2017, 2018 chiếm tỷ trọng lần lượt là 4,08%, 5,36%, và 6,23% trong tổng tài sản ngắn hạn của những năm đó. Các khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn này có sự thay đổi, nó có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2016 là 590,64 triệu đồng, qua năm 2017 con số này tăng lên thành 1.008,15 triệu đồng, tăng thêm 417,51 triệu đồng tức 70,69% so với năm 2016. Sang năm 2018, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 1.198,18 đồng, so với năm 2017 con số này tăng thêm 190,03 đồng, nghĩa là tăng 18,85%.
Hàng tồn kholà tài sản của công ty đang trong quá trình được chờ để bán, bao gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán.
Hàng tồn kho trong giai đoạn 2016-2018 chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn. Giá trị hàng tồn kho có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, giá trị hàng tồn kho của công ty năm 2016 là 10,.685,45 triệu đồng chiếm 73,88% tài sản ngắn hạn trong năm đó. Năm 2017, con số này tăng mạnh đạt 13.586,13 triệu đồng,
tăng thêm 2.900,68 triệu đồng, tức là tăng 27,15% so với năm 2016. Đến năm 2018, giá trị hàng tồn kho tiếp tục tăng, tăng lên thành 14.175,08 triệu đồng, tăng 588,95 triệu đồng, nghĩa là giảm 4,33% so với năm 2017.
Tài sản ngắn hạn khác bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các tài sản ngắn hạn khác.