5. Cấu trúc của đề tài
2.2.2.5. Phân tích cơ cấu tài chính
Để sử phân tích cơ cấu tài chính , doanh nghiệp có thể sử dụng sử dụng các chỉ tiêu sau: tỷ suất tự tài trợ, hệ số nợ trên tổng tài sản, khả năng thanh toán lãi vay…
- Hệ số tự tài trợ:phản ánh mức độ tự chủ về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp.
Dựa vào bảng 2.11, ta thấy hệ số tự tài trợ có sự thay đổi trong giai đoạn 2016- 2018. Cụ thể, hệ số tự tài trợ năm 2016 là 0,282 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn hoạt động có 0,282 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2017, hệ số tự tài trợ tăng mạnh, tăng lên thành 0,485 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn hoạt động có 0,485 đồng vốn chủ sở hữu, tăng 0,203 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, hệ số tự tài trợ giảm xuống còn 0,475 lần, nghĩa là cứ một đồng vốn hoạt động có 0,475 đồng vốn chủ sở hữu, giảm 0,01 lần so với năm 2017.
- Hệ số nợ trên tổng tài sản :phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số nợ của công ty trong giai đoạn 2016-2018 có sự thay đổi. Cụ thể, hệ số nợ năm 2016 của công ty là 0,718 lần. Sang năm 2017, hệ số nợ giảm xuống còn 0,515 lần, giảm 0,203 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm với tốc độ trong khi đó tổng tài sản lại có xu hướng tăng so với năm 2016. Đến năm 2018, hệ số nợ tăng lên thành 0,525 lần, tăng 0,01 lần so với năm 2017. Con số này tăng là do tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.
Để cụ thể hơn ta có thể dựa vào bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11: Phân tích cơ cấu tài chính của công ty giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Tổng nguồn vốn Tr. đ 14.463,77 18.818,58 19.239,51 4.354,810 30,108 420,930 2,237 2. Tổng nợ phải trả Tr. đ 10.377,88 9.682,25 10.096,04 -695,630 -6,703 413,790 4,274 3. Vốn chủ sở hữu Tr. đ 4.085,89 9.136,33 9.143,47 5.050,440 123,607 7,140 0,078 4. Lãi vay Tr. đ 130,59 150,13 244,15 19,535 14,959 94,025 62,631 5. EBIT Tr. đ 538,25 1.240,81 1.503,64 702,555 130,526 262,835 21,183 Hệ số tự tài trợ Lần 0,282 0,485 0,475 0,203 -0,010 Hệ số nợ Lần 0,718 0,515 0,525 -0,203 0,010
Khả năng thanh toán lãi vay Lần 4,122 8,265 6,159 4,143 -2,106
Nếu hệ số nợ càng cao thì hệ số tự tài trợ càng thấp, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp, dễ bị ràng buộc với các chủ nợ. Qua bảng 2.11, ta thấy hệ số nợ của công ty còn khá cao, còn có xu hướng tăng vào năm 2018, trong khi đó hệ số tự tài trợ có xu hướng giảm. Chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty và mức độ tự tài trợ còn thấp, công ty còn sử dụng nhiều vốn đi vay.
- Khả năng thanh toán lãi vay:chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của công ty được tính bằng EBIT chia cho lãi vay.
Trong giai đoạn 2016-2018, có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty có sự biến động. Cụ thể, khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2016 là 4,122 lần, nghĩa là cứ một đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bởi 4,122 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đến năm 2017, khả năng thanh toán lãi vay là 8,265 lần, nghĩa là cứ một đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bởi 8,265 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, khả năng thanh toán lãi vay của 2017 tăng 4,143 lần, tương ứng với so với năm 2016. Năm 2018, khả năng thanh toán lãi vay của công ty giảm xuống còn 6,159 lần, có nghĩa là cứ một đồng chi phí lãi vay sẽ được đảm bảo bởi 6,159 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, chỉ số này giảm 2,106 lần so với năm 2017.
Qua phân tích cơ cấu tài chính của công ty giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, ta thấy công ty còn phụ thuộc vào việc đi vay, chưa tự chủ được nguồn vốn. Tuy nhiên, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cao, chứng tỏ công ty đang làm tốt công tác trả lãi vay. Trong thời giai tới công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn chủ sở hữu, tự chủ về vốn.