Đánh giá kết quả điều trị chung theo sự cải thiện điểm ODI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp chườm lá ngũ trảo kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp (Trang 68 - 69)

Kết quả biểu đồ 3.6. cho thấy sự thay đổi trước và sau điểm ODI của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả nghiên cứu cho thấy xoa bóp đơn thuần và kết hợp với chườm Ngũ trảo đều làm cải thiện điểm ODI so với trước điều trị. Tuy nhiên mức độ cải thiện ở hai nhóm là khác nhau. Điểm ODI trung bình trước điều trị của nhóm chứng là 21,86±5,03, nhóm nghiên cứu là 20,71 ±7,28, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Sau 10 ngày điều trị, điểm ODI trung bình của nhóm chứng là 7,37±4,6, nhóm nghiên cứu là 2,69 ±3,4, sự khác biệt sau 10 ngày điều trịcó ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Điểm ODI là thang điểm dùng để đánh giá mức độ mất chức năng sinh hoạt của bệnh nhân đau vùng cột sống thắt lưng. Trong nghiên cứu này sau 10 ngày điều trị, mức độ giảm điểm thực tế ODI của nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm chứng. Kết quả này là do ở nhóm nghiên cứu được sử dụng kết hợp hai phương pháp Xoa bóp bấm huyệt và chườm lá Ngũ trảo đã đem lại hiệu quả giảm đau, giãn cơ và cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng tốt hơn so với nhóm chứng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Ngoài mục tiêu giảm đau, phục hồi chức năng vận động trong quá trình điều trị thì mục tiêu giúp bệnh nhân tái hòa nhập cuộc sống, tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày là mục tiêu chính trong thực hành lâm sàng.

Kết quả bảng 3.15 cho thấy sự khác biệt trước và sau điều trị của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 10 ngày điều trị, nhóm NC có 32 (91,4%) bệnh nhân mức độ 1, chỉ còn 3 (8,6%) bệnh nhân mức độ 2. Nhóm chứng có 24 (68,6%) bệnh nhân mức độ 1, 11 (31,4%) mức độ 2. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sự khác biệt trước và sau điều trị của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Quan trọng hơn là kết quảđạt hiệu quả lâm sàng thực tiễn, sau 10 ngày điều trị đa số bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường, ít bịảnh hưởng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (2016) nghiên cứu cho thấy sử dụng châm cứu

kết hợp xoa bóp bấm huyệt giúp cải thiện điểm ODI mức độ tốt là 66.7%. Phùng Thị Khánh Linh (2018) [32] cho thấy sau 20 ngày điều trị bằng điện châm kết hợp dùng thuốc ODI ở mức tốt là 26,7%, khá là 60%. Tác giả Hoàng Minh Hùng (2017) sau điều trị bằng hộp ngải kết hợp với xoa bóp bấm huyệt cho thấy cải thiện tốt điểm ODI.[13]

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên nhóm bệnh nhân đau lưng do phong hàn thấp, bên cạnh đó sử dụng phương pháp chườm Ngũ trảo kết hợp xoa bóp bấm huyệt, đây là hai phương pháp có hiệu quả tốt nhất trong việc cải thiện mức độ co cơ và giảm đau. Từ đó, cải thiện chức năng sinh hoạt của bệnh nhân ở mức cao hơn. Ngoài ra, nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi đa phần đến thăm khám và điều trị từ sớm, do vậy kết quảđạt được tương đối tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp chườm lá ngũ trảo kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)