5. Kết cấu của Luận văn
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển của thành phố
- Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển theo hướng toàn diện CN- TTCN, nền kinh tế phát triển theo hướng CNH – HĐH, có sự chuyến dịch cơ cấu tích cực trong nông nghiệp, hiệu quả, sản xuất hàng hóa được nâng cao; thương mại dịch vụ phát triển mạnh; qui hoạch và đầu tư phát triển được đẩy mạnh, bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ nét. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được nâng cao toàn diện. Giáo dục - đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có sự chuyển biến tích cực; công tác dân số, gia đình, trẻ em được duy trì. Hoạt động văn hóa thông tin-TDTT tiếp tục phát triển khá tốt. Giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
- Những thuận lợi đối với công tác quản lý thu ngân sách nhà nước + Kinh tế phát triển do đó có điều kiện cải thiện nguồn thu ngân sách
+ Dân trí cao, mọi người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế đối với việc XD và bảo vệ Tổ quốc nên thuận lợi trong thu ngân sách.
+ “Thành phố Thái Nguyên đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại I. Thành phố tiếp tục tập trung cao độ cho phát triển kinh tế, phát triển tiềm năng du
lịch, dịch vụ, quản lý tốt quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng xây dựng thành phố phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương. Trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chính vì vậy nên được Trung ương, Tỉnh quan tâm đầu tư ngân sách, nhất là trong đầu tư phát triển các lĩnh vực đô thị, môi trường.” (Cổng thông tin điện tử Thành phố Thái Nguyên, 2010)
+ Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý NS luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và hoàn thiện tăng dần qua các năm cả về số lượng, chất lượng.
- Những khó khăn đối với với công tác quản lý thu ngân sách nhà nước + Mặc dù thành phố là đô thị loại I nhưng việc quản lý thu NSNN còn gặp khó khăn do tính chất quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, việc kinh doanh buôn bán của các hộ nhỏ lẻ chưa ổn định, nề nếp. Một số hộ buôn bán chưa tự giác, cộng tác với cơ quan thuế trong việc kê khai kinh doanh đưa vào sổ bộ thuế dẫn đến tình trạng còn thất thu thuế.
+ Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh. Tình trạng cho thuê đất của nhà nước diễn ra trên địa bàn lớn; việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ở một số dự án không hiệu quả, đất đai bị bỏ trống, thất thu NSNN.
+ Do yêu cầu phát triển nhanh, mạnh theo hướng văn minh, hiện đại đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi vốn NSNN trên địa bàn còn có hạn.
+ Do trình độ của một số cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn hạn chế nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm kế toán của một số kế toán các xã, phường.
3.2. Tổ chức bộ máy và thực trạng thu ngân sách nhà nước tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên
3.2.1 Tổ chức bộ máy và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Thái Nguyên phố Thái Nguyên
Bộ máy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: HĐND thành phố, UBND thành phố, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.
Trong đó UBND thành phố là chủ tài khoản; phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND thành phố quản lý về ngân sách cấp huyện. Chi cục Thuế và KBNN thành phố là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND thành phố, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của thành phố.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước thành phố Thái Nguyên
* Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thái Nguyên
Phòng TC-KH thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu giúp cho UBND thành phố trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiêp vụ của Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên.
Phòng TC – KH thành phố Thái Nguyên UBND thành phố Sở Tài chính Thái Nguyên HĐND thành phố KBNN thành phố Thái Nguyên Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên Đội kiểm tra Đội thuế xã,
phường Đội quản lý hành chính
Quản lý DN trên địa bàn Quản lý cá thể Các đơn vị sử dụng NSNN Ban tài chính xã, phường Phí, lệ phí thuộc NSNN
Tổ chức bộ máy phòng TC-KH thành phố: công tác tổ chức bộ máy hiện tại phòng TC-KH thành phố Thái Nguyên gồm 10 biên chế, gồm 01 trưởng phòng, 02 Trưởng phó phòng, 07 chuyên viên. Trình độ thạc sỹ 02 người, đại học 08 người. Tổ chức bộ máy quản lý của phòng được thể hiện qua sơ đồ 3.2.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Sơ đồ 3.2: Hệ thống tổ chức phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thái Nguyên
Trong lĩnh vực quản lý tài chính, Phòng TC – KH được giao nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
“- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng.
- Trình Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của thành phố; đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành cấp tỉnh đã được phê duyệt; ban hành các quyết
Trưởng phòng Phó trưởng phòng 2 Phó trưởng phòng 1 Kế hoạch NS Dự toán, quyết toán NS Tổng hợp NS xã , phường Đầu tư XDCB KH KT - XH Quản lý TS Giá cả, các quỹ
định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND thành phố.
- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác Tài chính - Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quản lý công tác thu ngân sách; giám sát và đánh giá đầu tư; kiểm tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình Tài chính - Kế hoạch với Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Tài chính, Sở kế hoạch và Đầu tư. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố các về Tài chính - Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
- Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tài chính – Kế hoạch theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.” (Bộ Tài Chính - Bộ Nội Vụ, 2015)
a. Nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
“- Trình Ủy ban nhân dân thành phố các chương trình, danh mục dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; thẩm định và chịu trách nhiệm về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, các dự án hoặc gói thầu thược thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn thành phố.
- Về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân:
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện;
+ Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi các Sở, ngành có liên quan và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.” (Cổng thông tin điện tử Thành phố Thái Nguyên, 2018)
b. Nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
“- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Ủy ban nhân dân xã phường, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, xây dựng trình Ủy ban nhân dân thành phố dự toán ngân sách theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách thành phố và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã phường, phương án phân bổ ngân sách thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố; lập dự toán ngân sách điểu chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá thực hiện chế độ kế toán của Ủy ban nhân dân phường xã, tài chính hợp tác xã và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân thành phố quản lý; thẩm định quyết toán thu chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách thành phố; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố và quyết toán thu, chi ngân sách thành phố (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu chi ngân sách cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp thành phố quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua
sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước. Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên, quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.” (Cổng thông tin điện tử Thành phố Thái Nguyên, 2018)
* Cơ chế phân cấp quản lý thu NSNN tại thành phố Thái Nguyên
Trên cơ sở quy định của Chính phủ, HĐND tỉnh Thái Nguyên quyết định phân chia nguồn thu và phân bổ các khoản chi NSNN cấp huyện/thành phố. Do đó, sự phát triển của thành phố Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của sự phân cấp nguồn thu, phân bổ các khoản chi của HĐND tỉnh. Trong những năm qua, sự rõ ràng trong phân cấp nguồn thu NSNN trên địa bàn thành phố được quy định rõ ràng, với chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, góp phần thúc dẩy tăng thu cho NSNN, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố.
Căn cứ vào Nghị quyết số 38/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND Tỉnh Thái Nguyên về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp NS tỉnh Thái Nguyên thời ký ổn định NS năm 2017 - 2020, nội dung nguồn thu của ngân sách thành phố được phân cấp cụ thể như sau:
“a) Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%
- Thuế giá trị gia tăng của các đơn vị vãng lai ngoại tỉnh thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã.
- Lệ phí môn bài (trừ lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh ở xã, phường, thị trấn).
- Lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện thu; Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước; Thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (phần ngân sách huyện hưởng).
- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện; Thu từ bán tài sản nhà nước do cấp huyện quản lý; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp huyện xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu phí từ hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản
phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện và doanh nghiệp nhà nước do UBND cấp huyện làm đại diện chủ sở hữu sau khi trừ phần được trích lại, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các quy định khác có liên quan.
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện xử lý.
- Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.” (HĐND tỉnh Thái Nguyên, 2016)
“b) Các khoản thu được phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã):
- Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên từ khu vực ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế quản lý thu.
- Thu tiền sử dụng đất (phần ngân sách huyện hưởng).