Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để phục vụ công tác nghiên cứu, Các báo cáo tổng kết về công tác quản lý tài sản công của Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, các số liệu từ các báo cáo tình hình tăng giảm tài sản, báo cáo kiểm kê tài sản, báo cáo tổng hợp tài sản và bảng tính khấu hao tài sản cuối năm của Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019 được thu thập, tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mục tiêu, nội dung cụ thể của đề tài. Các tài liệu này đã cung cấp những thông tin số liệu chính thức về thực trạng thực hiện và Quản lý tài sản công trong Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là các lãnh đạo, cán bộ, nhân viên thuộc Sở y tỉnh Bắc Kạn. Đây là những cá nhân có mối quan hệ trực tiếp với công tác quản lý tài sản công của ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn, đồng thời là những người nắm rõ nhất thực trạng công tác quản lý tài sản công.

37

b. Chọn mẫu nghiên cứu

Do số lượng lãnh đạo, cán bộ, nhân viên thuộc Sở y tế tỉnh Bắc Kạn trực tiếp tham gia quản lý tài sản công ngành y tế chỉ có 65 người nên tác giả sẽ điều tra toàn bộ số lượng trên (bao gồm 45 người là cán bộ chuyên viên và 20 người là cán bộ quản lý). Để tiến hành nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thu thập thông tin với dàn ý bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Như vậy số phiếu điều tra phát ra là 65 phiếu.

Cụ thể, quy trình điều tra như sau:

- Bước 1: Tác giả tham vấn ý kiến của các cán bộ công tác phụ trách về quản lý tài sản công, chuyên gia về quản lý tài sản công, giáo viên hướng dẫn và tổng quan các tài liệu về quản lý tài sản công để xây dựng bảng câu hỏi điều tra.

- Bước 2: Sau khi có bảng câu hỏi điều tra, tác giả tiến hành điều tra thử để điều chỉnh phiếu. Kết quả điều tra thử không được sử dụng trong phân tích.

- Bước 3: Dựa trên thực tế, tác giả tiến hành điều chỉnh phiếu.

- Bước 4: Tác giả tiến hành điều tra thực tế toàn bộ đối tượng nghiên cứu. - Bước 5: Sau khi thu thập phiếu, tác giả tiến hành kiểm tra phiếu và tái điều tra hoặc điều chỉnh các phiếu còn chưa đầy đủ số liệu hoặc trả lời sai quy định.

- Bước 6: Tác giả tiến hành nhập số liệu vào các phần mềm thống kê và xử lý, phân tích (Phần mềm Excel và SPSS)

- Bước 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Bảng 2.1. Cơ cấu bảng số liệu điều tra

ĐVT: người

Đối tượng Số phiếu điều tra

Lãnh đạo 20

Cán bộ chuyên viên 45

38

Nguồn: Tính toán của Tác giả c. Mẫu phiếu điều tra

Để đánh giá công tác quản lý tài sản công ngành Y tế tỉnh bắc Kạn, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin về đối tượng điều tra như họ tên, chức vụ, địa chỉ... - Phần II: Đánh giá của người được điều tra về công tác quản lý tài sản công ngành y tế tỉnh Bắc Kạn.

Sau khi gửi câu hỏi đến các đối tượng điều tra, tác giả thu thập bảng câu hỏi và loại bỏ những phiếu điều tra sai và không hợp lệ, tác giả tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Trong mỗi bảng câu hỏi tác giả sẽ sử dụng hệ thống kết hợp giữa câu hỏi mở và đóng để đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài sản công của ngành Y tế tỉnh bắc Kạn. Việc sử dụng phần mềm Excel có ý nghĩa lớn đối với việc tính toán các dữ liệu đầu vào để tính điểm trung bình cho từng chỉ tiêu. Căn cứ vào kết quả tính toán tác giả biết được những chỉ tiêu nào còn hạn chế để tiếp tục hoàn thiện và phát huy những mặt đã đạt được. Tác giả sử dụng phương pháp cho điểm trung bình, xác định như sau:

Điểm trung bình: 𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

k i i i n X K X n    X

39

n: Số người tham gia đánh giá.

Bảng 2.2. Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4,20 - 5,0 Xuất sắc

4 3,40 - 4,19 Tốt

3 2,60 - 3,39 Trung bình

2 1,80 - 2,59 Yếu

1 1,0 - 1,79 Kém

Tác giả căn cứ vào bảng tổng hợp nhân tố do tác giả tự xây dựng, tác giả đã thực hiện cuộc phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý tài sản công để củng cố nhận định ban đầu của mình về các vấn đề cần nghiên cứu trong vấn đề quản lý tài sản công đối với ngành Y tế, từ đó xây dựng bảng hỏi cho phù hợp. Bảng hỏi được tổng hợp như sau

Bảng 2.3. Chi tiết mục hỏi các tiêu chí trong phiếu điều tra

Mục hỏi Nguồn

Công tác lập kế hoạch

1. Kế hoạch mua sắm tài sản công được lập sát

với thực tế Phan Hữu Nghị, 2009

2. Công tác lập kế hoạch, sử dụng tài sản công được thực hiện theo đúng thời gian, trình tự và quy định của nhà nước

Hà Văn Sơn, 2004

3. Kế hoạch mua sắm tài sản công phù hợp với

nhu cầu và thực tiễn hoạt động của đơn vị Lê Ngọc Trọng, 2001 4. Kế hoạch mua sắm tài sản công được thực

hiện dựa trên căn cứ vào chế độ, định mức quy định

40

Mục hỏi Nguồn

Công tác thực hiện mua sắm, tài sản

1. Thực hiện mua sắm tài sản đúng với kế hoạch đặt ra

Nguyễn Trung Khảm, 2006

2. Công tác phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn

kinh phí hợp lý Lê Ngọc Trọng, 2001

3. Tài sản mua sắm đáp ứng nhu cầu của đơn vị

sử dụng Trương Hồng Linh, 2018

4. Tổ chức thực hiện mua sắm tài sản theo chế độ,

tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nước Hà Văn Sơn, 2004

Công tác quyết toán mua sắm tài sản công tác

1. Báo cáo quyết toán được hoàn thành đúng thời

gian quy định Hà Văn Sơn, 2004

2. Báo cáo quyết toán đầy đủ nội dung theo quy

định Lê Ngọc Trọng, 2001

3. Báo cáo quyết toán có tính toán và đánh giá các

chỉ tiêu toàn diện, chính xác Trương Hồng Linh, 2018 4. Bộ máy kế toán tại đơn vị được tổ chức theo

quy định Phan Huy Đường, 2017

5. Sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định Nguyễn Trung Khảm, 2006

6. Công tác đối chiếu kiểm tra được tiến hành

thường xuyên Phan Hữu Nghị, 2009

7. Các biểu mẫu báo cáo được sử dụng thống nhất

theo quy định Trần Xuân Thắng, 2016

Công tác khai thác và sử dụng tài sản công

41

Mục hỏi Nguồn

như thiết kế, tính năng, đặc tính kỹ thuật của tài sản

2. Tài sản công được khai thác và sử dụng một cách thường xuyên và hiệu quả

Trương Thị Hồng Linh, 2018

3. Tài sản công được khai thác và sử dụng đúng theo quy định của nhà nước

Nguyễn Trung Khảm, 2006

4. Tài sản công được khai thác và sử dụng phù hợp

với đơn vị sử dụng Lê Ngọc Trọng, 2001

Công tác quản lý tài sản công

1. Việc quản lý tài sản công được thực hiện đúng

theo quy định của nhà nước Phan Hữu Nghị, 2009

2. Việc quản lý, kiểm kê, duy tu, bảo dưỡng được

thực hiện đầy đủ, thường xuyên Lê Ngọc Trọng, 2001 3. Việc sửa chữa, nâng cấp tài sản công được thực

hiện đúng theo quy định của nhà nước Phan Huy Đường, 2017 4. Các quy định về quản lý tài sản công phù hợp

với thực tế hoạt động của đơn vị Trần Xuân Thắng, 2016

Bán và thanh lý tài sản công

1. Việc bán và thanh lý tài sản công được thực hiện

một cách công khai và minh bạch Phan Hữu Nghị, 2009 2. Việc bán và thanh lý tài sản công được thực hiện

theo các quy định của nhà nước Trần Xuân Thắng, 2016 3. Việc bán và thanh lý tài sản công được thực hiện

dựa trên việc đánh giá tần suất và nhu cầu sử dụng của đơn vị

Trương Thị Hồng Linh, 2018

42

Mục hỏi Nguồn

4. Việc bán và thanh lý tài sản công được thực hiện dựa trên hiện trạng và niên hạn sử dụng của tài sản công

Nguyễn Trung Khảm, 2006

Điều chuyển và thu hồi tài sản công

1. Việc điều chuyển và thu hồi tài sản công được

thực hiện một cách công khai và minh bạch Phan Hữu Nghị, 2009 2. Việc điều chuyển và thu hồi tài sản công được

thực hiện theo các quy định của nhà nước Phan Huy Đường, 2017 3. Việc điều chuyển và thu hồi tài sản công được

thực hiện dựa trên việc đánh giá tần suất và nhu cầu sử dụng của đơn vị

Nguyễn Trung Khảm, 2006

4. Việc điều chuyển và thu hồi tài sản công được thực hiện dựa trên sự thay đổi về quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý

Trần Xuân Thắng, 2016

5. Việc điều chuyển và thu hồi tài sản công được thực hiện dựa hiệu quả sử dụng tài sản công

Trương Thị Hồng Linh, 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)