Nội dung quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Nội dung quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh Bắc Kạn

3.2.4.1. Quản lý quá trình hình thành tài sản công * Đầu tư về cơ sở vật chất

Thực trạng quản lý tài sản được nhận bàn giao quản lý, sử dụng

Quá trình nhận bàn giao quản lý, sử dụng tài sản của Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn được tính từ khi Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn trở thành đơn vị dự toán cấp 1 và đã được thực hiện trong 2 lần, tương ứng với các thời điểm Đảng và Nhà nước có các quyết định thay đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế tài chính áp dụng đối với Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn trong mỗi giai đoạn phát triển mới. Trong đó, có hai đợt bàn giao lớn được thực hiện vào năm 2017 và 2019. Với số lượng và giá trị tài sản tiếp nhận qua 2 đợt bàn giao lớn, được quản lý, sử dụng bởi nhiều đơn vị dự toán trực thuộc, do đó Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn đã

63

tập trung vào các công việc sau đây:

Một là, tiếp tục hoàn thiện tổ chức và tăng cường cán bộ chuyên môn của của ngành.

Hai là, tiến hành tổ chức rà soát số liệu, hồ sơ của tài sản, kiểm tra thực tế hiện trạng tài sản công của các đơn vị dự toán cấp 3 trực tiếp quản lý, sử dụng, tài sản; phối hợp với các cơ quan chủ quản để xử lý tồn tại sau bàn giao.

Ba là, tổ chức đánh giá lại tài sản, xác định các chỉ tiêu liên quan đến tài sản (thời gian sử dụng, nguyên giá, tỉ lệ hao mòn, giá trị còn lại) để hạch toán, ghi chép sổ sách kế toán theo quy định và thực hiện các biện pháp tổ chức quản lý, khai thác sử dụng theo đúng công năng, mục đích đầu tư.

Bốn là, căn cứ hiện trạng tài sản được giao quản lý, sử dụng Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, làm cơ sở để quyết định chủ trương đầu tư, mua sắm, phát triển nguồn lực tài sản công đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian tiếp theo.

Cơ quan nhà nước khi đi vào hoạt động sẽ được cấp tài sản công như trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, tổ chức bộ máy và số lượng cán bộ, công chức. Ngoài ra tài sản công còn được các cơ quan nhà nước đầu tư xây mới, mua sắm, đầu tư sửa chữa từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hay nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Thực trạng quản lý tài sản hình thành do đầu tư xây dựng, mua sắm mới

- Đối với xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản: Bên cạnh những kết quả đạt được, có thể nói chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch gắn với đầu tư xây dựng mới, mua sắm mới tài sản công của Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua còn chưa cao. Việc triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch định kỳ chưa được thực hiện chủ động, bài bản, tổng thể theo quy định. Đặc biệt là các điều kiện, căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch chưa đầy đủ, nên việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch của

64

Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn thiếu cơ sở, mang tính suy đoán dựa vào dữ liệu lịch sử nên không chứa đựng được định hướng phát triển. Thậm chí, một số kế hoạch không khả thi trong thực tế, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh cục bộ từng phần, chất lượng, hiệu quả không cao.

- Đối với việc quyết định chủ trương đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công: Chủ trương đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản của Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn thời gian qua chủ yếu tập trung khắc phục tình trạng thiếu hụt cơ sở vật chất phục vụ thực hiện nhiệm vụ được giao và bước đầu đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống mạng, hệ thống giao ban trực tuyến, các phần mềm quản lý đối với một số lĩnh vực công tác).

- Công tác tổ chức thực hiện mua sắm tài sản công tại các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản trong những năm qua đã thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Nhà nước, tài sản được mua sắm qua từng năm đã góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao của từng đơn vị. Tuy nhiên, việc thực hiện mua sắm tài sản theo phương thức phân tán (các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản tổ chức mua sắm theo kế hoạch được Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn phê duyệt) đã dẫn đến nhiều bất cập. Chủng loại tài sản cùng mục đích, công năng sử dụng của các đơn vị cùng hệ thống không thống nhất nên giá cả khác nhau, rất khó khăn cho công tác thẩm định, giao kế hoạch mua sắm và quản lý tài sản. Vấn đề này đòi hỏi Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn cần có sự thay đổi về cơ chế, cách thức thực hiện mua sắm tài sản công để vừa thực hiện đúng quy định của Nhà nước, vừa đảm bảo nhất quán, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quá trình mua sắm tài sản công và việc áp dụng phương thức mua sắm tài sản tập trung là phù hợp với điều kiện hiện nay của Ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn.

Về đầu tư, Tổng đầu tư cho cơ sở vật chất giai đoạn 2017-2019 là 838.442 triệu đồng, cụ thể như sau:

65

Bảng 3.5. Tổng đầu tư cho cơ sở vật chất ngành Y tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Tên đơn vị 2017 – 2019 Tổng Cơ sở hạ tầng Trang thiết bị

1 Đầu tư phát triển lĩnh vực QLNN 111.100 111.100

DA ứng dụng công nghệ trong ngành Y tế tỉnh

Bắc Kạn 49.100 49.100

Cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc Sở Y tế 2.000 2.000 Xây dưng trụ sở Chi cục an toàn vệ sinh thực

phẩm tỉnh Bắc Kạn 60.000 60.000

2 Đầu tư phát triển YTDP 72.060 48.864 120.924

Trung tâm YTDP, Chuyên khoa tuyến tỉnh 32.060 28.864 60.924

Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho hoạt động của các chương trình Phòng chống Lao, phòng chống Phong và chăm sóc sức khỏe Tâm thần cộng đồng thuộc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bắc Kạn

520 520

Mua sắm TTB y tế và hệ thống xử lý chất thải

cho TTPC HIV/AIDS 238 238

Mua sắm TTB y tế Trung tâm kiểm nghiệm

thuốc - mỹ phẩm - dược phẩm 28.000 28.000

Đầu tư cơ sở hạ tầng và TTB cho TT giám định

y khoa - giám định pháp y 32.000 32.000

Các công trình chuyển tiếp 60 106 166

TTYT dự phòng tuyến huyện 40.000 20.000 60.000

Đầu tư cơ sở hạ tầng và TTB cho hệ thống y tế

66 TT Tên đơn vị 2017 – 2019 Tổng Cơ sở hạ tầng Trang thiết bị

3 Đầu tư phát triển lĩnh vực KCB 349.218 257.200 606.418 Đầu tư phát triển bệnh viện tuyến tỉnh 74.000 240.000 314.000

Bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh Bắc Kạn 30.000 120.000 150.000 Bệnh viện nội tiết tỉnh Bắc Kạn 30.000 120.000 150.000 DA đầu tư rác thải BVĐK tỉnh 14.000 14.000

Đầu tư phát triển bệnh viện tuyến huyện 36.000 4.000 40.000

Cải tạo, sửa chữa BVĐK huyện Ngân Sơn 10.000 10.000 Cải tạo, sửa chữa BVĐK huyện Pác Nặm 10.000 10.000 Hoàn thiện cơ sở vật chất các TTYT huyện 16.000 4.000 20.000

Đầu tư phát triển PKĐKKV 53.818 53.818

Cải tạo, nâng cấp PKĐK khu vực Nà Phặc,

huyện Ngân Sơn 23.818 23.818

Phòng khám đa khoa KV Yên Cư, huyện

Chợ Mới 30.000 30.000

Đầu tư phát triển trạm Y tế xã 185.400 13.200 198.600

Cải tạo, sửa chữa các trạm y tế 33 trạm 20.400

13. 200 198.600

Xây mới 32 trạm 165.000

Cộng 532.378 306.064 838.442

Nguồn: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

Qua bảng trên cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư trang thiết bị chiếm 36,5% tổng đầu tư cho ngành Y tế. Trong đó, đầu tư trang thiết bị cho lĩnh vực Y tế dự phòng chiếm 16%, phát triển lĩnh vực khám chữa bệnh chiếm 84%.

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm 63,5% tổng đầu tư trong ngành y tế. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển lĩnh vực quản lý nhà nước chiếm 20,88%, cho lĩnh vực phát triển y tế dự phòng chiếm 13,5% và phát triển lĩnh vực khám chữa bệnh chiếm 65,7%.

67

dựng chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng công nghệ trong ngành Y tế là hai nội dung chiếm nhiều vốn đầu tư nhất.

* Đầu tư về tài sản là trang thiết bị

Đầu tư về trang thiết bị là một trong những hoạt động quan trọng để đảm bảo các cơ sở y tế có thể đáp ứng tốt được nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. Quá trình đầu tư mua sắm tài sản công tại các cơ sở y tế tỉnh Bắc Kạn được thực hiện theo 5 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Các phòng ban chức năng trong các cơ sở y tế tiến hành kiểm kê, rà soát trang thiết bị hiện có tại đơn vị. Căn cứ theo kế hoạch khám chữa bệnh được giao và kế hoạch phát triển dài hạn theo giai đoạn (2016 -2020), cũng như hiện trạng, niên hạn, tần suất sử dụng của tài sản công, các đơn vị tiến hành xây dựng danh mục mua sắm.

Bước 2: Lãnh đạo các đơn vị tiến hành họp và phê duyệt danh mục đề xuất mua sắm để phục vụ việc khám chữa bệnh theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, các trang thiết bị được ưu tiên là các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ việc khám chữa bệnh. Ngoài ra, các đơn vị cũng cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng của đơn vị để đưa ra danh mục phù hợp nhất.

Bước 3: Danh mục mua sắm tài sản đã được lãnh đạo các cơ sở y tế thống nhất, phê duyệt sẽ được gửi về Sở Y tế để tiến hành công tác đấu thầu mua sắm. Sở Y tế sẽ tổng hợp nhu cầu mua sắm của các đơn, sau đó tiến hành xếp ưu tiên và cân đối dựa trên ngân sách được cấp.

Bước 4: Sở Y tế tiến hành tổ chức đấu thầu tập trung. Việc đấu thầu được thực hiện một cách công khai, minh bạch và niêm yến hồ sơ mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các đơn vị trúng thầu sau đó sẽ tiến hành mua sắm thiết bị theo như hợp đồng đã ký và cam kết.

Bước 5: Sau khi tài sản đã được mua sắm đầy đủ, sẽ được chuyển về các đơn vị theo như đăng ký và phê duyệt của Sở. Các đơn vị cung cấp thiết bị sẽ

68

có trách nhiệm lắp đặt, chạy thử và hỗ trợ các cơ sở y tế trong thời gian đầu vận hành trang thiết bị.

Cụ thể về việc lập kế hoạch, thực hiện mua sắm và quyết toán tài sản công được thể hiện qua các nội dung dưới đây:

Lập kế hoạch mua sắm, sử dụng tài sản

Căn cứ lập kế hoạch chung về đầu tư, mua sắm tài sản công.

Đầu năm các các cơ sở y tế lên kế hoạch mua sắm thiết bị, tài sản cho cả năm trình Ban giám đốc đơn vị duyệt và gửi cho Sở Y tế tổng hợp lên kế hoạch mua sắm.

Trong những năm gần đây, để xác định kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở y tế, các trưởng các khoa, phòng ban của các cơ sở y tế tỉnh Bắc Kạn đều thực hiện đánh giá, báo cáo tình trạng tài sản và tình hình sử dụng cho ban quản lý đơn vị, mà trực tiếp là Phòng vật tư, thiết bị. Căn cứ vào kết quả quá trình đánh giá, các khoa sẽ trình Giám đốc đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch mua sắm.

Trong quá trình lập kế hoạch mua sắm tài sản, sự tham gia của các cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các khoa có vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, những cán bộ, y bác sỹ, dược sỹ và cán bộ kỹ thuật viên là những người trực tiếp sử dụng, bảo trì và vận hành các thiết bị y tế của các cơ sở y tế. Sự tham gia của nhóm đối tượng này vào công tác lập kế hoạch sẽ giúp kế hoạch mua sắm tài sản công tại đơn vị sát với thực tế và nhu cầu sử dụng hơn.

Bảng 3.6. Kế hoạch mua sắm tài sản công tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019

Đơn vị

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Mua mới Nâng cấp, sửa chữa Mua mới Nâng cấp, sửa chữa Mua mới Nâng cấp, sửa chữa I.Các đơn vị tuyến tỉnh

69

Đơn vị

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Mua mới Nâng cấp, sửa chữa Mua mới Nâng cấp, sửa chữa Mua mới Nâng cấp, sửa chữa 1.Chi cục dân số KHHGĐ 15 10 18 14 12 10

2.Chi cục an toàn vệ sinh thực

phẩm 10 5 12 5 11 6

3.Bệnh viện đa khoa tỉnh 22 6 25 7 26 5

4.Trung tâm kiểm nghiệm thuốc 8 3 7 5 6 3

5.Trung tâm giám định y khoa 11 3 8 2 9 3

6.Trung tâm pháp y 7 3 7 2 8 1

7.Trung tâm kiểm soát bệnh tật 5 4 6 3 7 2

II.Các đơn vị tuyến huyện 63 23 59 20 62 23

1.Trung tâm y tế huyện Pắc Nặm 8 3 9 2 7 1

2.Trung tâm y tế huyện Ngân

Sơn 7 3 6 2 7 1

3.Trung tâm y tế huyện Ba Bể 7 2 7 2 8 3

4.Trung tâm y tế huyện Bạch

Thông 9 3 7 3 8 2

5.Trung tâm y tế huyện Na Rì 7 2 8 3 8 4

6.Trung tâm y tế huyện Chợ Mới 8 3 7 3 7 5

7.Trung tâm y tế huyện Chợ

Đồn 9 3 8 2 9 3

8.Trung tâm y tế thành phố Bắc

Kạn 8 4 7 3 8 4

70

Kế hoạch mua sắm và nâng cấp tài sản tại các cơ quan ngành y tế tỉnh Bắc Kạn với số lượng khá lớn cụ thể : năm 2017 đầu tư 198 thiết bị trong đó mua mới là 141 thiết bị, nâng cấp sửa chữa là 57 thiết bị; năm 2018 đầu tư 200 thiết bị trong đó mua mới là 142 thiết bị, nâng cấp sửa 58 thiết bi, năm 2019 đầu tư 194 thiết bị trong đó mua mới là 141 thiết bị, nâng cấp, sửa chữa là 53 thiết bị.

Ngoài ra để đánh giá công tác lập kế hoạch mua săm, nâng cấp sửa chữa tài sản công tác giả điều các các bộ quản lý tài sản công tại các cơ sở ý tế tỉnh Bắc Kạn thu được kết quả tại bảng sau:

Bảng 3.7. Kết quả đánh giá về công tác lập kế hoạch mua sắm tài sản công

TT Nội dung ĐTB Ý nghĩa

1 Kế hoạch mua sắm tài sản công được lập sát với

thực tế 2,62 Trung bình

2

Công tác lập kế hoạch mua sắm, sử dụng tài sản công được thực hiện theo đúng thời gian, trình tự và quy định của nhà nước

1,89 Yếu

3 Kế hoạch mua sắm tài sản công phù hợp với nhu

cầu và thực tiễn hoạt động của đơn vị 1,84 Yếu

4 Kế hoạch mua sắm tài sản công được thực hiện

dựa trên căn cứ vào chế độ, định mức quy định 2,68 Trung bình

Bình quân 2,25 Yếu

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Kết quả điều tra cho thấy công tác lập kế hoạch, mua sắm sửa chữa tài sản công tại ngành y tế tỉnh Bắc Kạn chỉ đạt mức trung bình với số điểm bình quân là 2,25 trong đó nội dung có số điểm cao nhất là nội dung “Lập kế hoạch dựa theo căn cứ vào chế độ, định mức quy định” có số điểm là 2,68; thấp nhất

71

số điểm là 1,84. Nhìn chung lập kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản công của các cơ sở y tế tỉnh Bắc Kạn những năm qua được thực hiện chưa thật sự được tốt, mặc dù đúng quy trình và nội dung các bước. Lãnh đạo Sở cần thực sự nghiên cứu, xem xét lại công tác lập kế hoạch của đơn vị, đặc biệt là trình tự, thời gian, quy định và tính phù hợp với nhu cầu và thực tiễn hoạt động của đơn vị. Thực tế quan sát cho thấy, trong cả 3 năm gần đây, việc lập kế hoạch thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh bắc kạn (Trang 73 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)