Rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên quan đến quản lý tài sản công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh bắc kạn (Trang 115 - 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch liên quan đến quản lý tài sản công

công để có cơ sở đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao

- Để khắc phục tình trạng kém hiệu quả trong việc quản lý tài sản công, chúng ta không chỉ thực hiện các biện pháp trong một thời gian ngắn mà còn trong cả một quá trình dài. Cần triển khai việc thực hiện các bộ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2019 và các ban hành chỉ đạo các văn bản hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, thực hiện theo đúng với quy định của Nhà nước đề ra.

- Cần tiếp tục và triển khai các quy trình về sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về việc sử dụng TSC để khắc phục những lỗ hổng pháp lý trong thực hiện bảo vệ các tài sản của các đơn vị Y tế.

- Ngành Y tế của Tỉnh cần xây dựng một hệ thống về thực hiện giao dịch điện tử trong việc sử dụng TSC. Đây là công cụ có thể thực hiện các giao dịch xử lý tài sản qua hệ thống chính xác và nhanh chóng. Đồng thời nó cũng đảm bảo sự minh bạch, tránh thất thoát khối lượng tài sản lớn thay vì xử lý một cách bí mật.

- Tất cả mọi người cần có một ý thức tự giác bảo vệ, nghiêm minh chấp hành các quy định của Nhà nước, Bộ Y tế trong việc sử dụng TSC. Tất cả các TSC cũng là tài sản để phục vụ cho công việc chung của ngành Y tế, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Do vậy cần tuyên truyền mọi người thực hiện tốt vấn

105

đề này để các TSC được bền lâu. Nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của tài sản công là gì để từ đó thấy được những lợi ích mà mình được hưởng. Mỗi người, mỗi cán bộ, mỗi cơ quan trong ngành Y tế cần tự chấp hành để có ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài sản công ngày càng được bền vững.

- Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, các Bộ, đặc biệt là Bộ Y tế cần khẩn trương rà soát lại hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng TSC để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lắp.

- Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị Y tế là tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng cải cách tài chính công của Chính phủ và cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc triển khai trong ngành Y tế cũng phải hết sức thận trọng, nhất là đối với các bệnh viện vì nguồn thu liên quan trực tiếp đến người bệnh. Các bệnh viện không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ mà còn làm nhiệm vụ chính trị để đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những điểm mới của chính sách mới, tăng cường công tác tập huấn để các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp và cán bộ, viên chức các đơn vị Y tế, quán triệt, thông suốt và hiệu quả, tạo sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện.

- Bên cạnh đó, cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và giá dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập; Thay đổi cơ chế cấp ngân sách chi hoạt động thường xuyên (cho các đơn vị tự bảo đảm một phần và đơn vị do ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên)… Đặc biệt, nghiên cứu xây dựng mẫu và hướng dẫn việc xây dựng đề án, quy chế chi tiêu nội bộ, việc thẩm định đề án và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quy định cụ thể về cấp thẩm quyền được phép giao quyền tự chủ cho các đơn vị, bệnh viện công lập.

106

tu, bảo dưỡng tài sản; Thành lập các tổ chức để kiểm soát chất lượng dịch vụ; Nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý nhằm tránh lãng phí nguồn lực trong mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế công nghệ cao; Tăng cường đào tạo kiến thức quản lý, nhất là kiến thức quản lý vận hành các đơn vị y tế, quản lý kinh tế cho lãnh đạo các đơn vị.

- Cơ quan chủ quản cũng cần tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát; Xây dựng và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật ngành; Hướng dẫn việc xây dựng và ban hành định mức sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất, dụng cụ y tế… ở các cơ sở để làm cơ sở kiểm soát chi cũng như đánh giá việc tiết kiệm chi tiêu.

- Đặc biệt, gắn trách nhiệm cho Thủ trưởng đơn vị với việc trao quyền tự chủ tài chính để quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các nguồn tài chính, nguồn lực của đơn vị. Đồng thời, có các biện pháp để yêu cầu các đơn vị tập trung các nguồn tài chính cho các hoạt động trọng tâm; Nghiên cứu các chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ nhân viên y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài sản công trong ngành y tế tỉnh bắc kạn (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)